Quận Tây Hồ ra mắt Ban Quản lý Hồ Tây

Ngày 31/1, UBND quận Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Ban Quản lý Hồ Tây.
Đồng lòng xây dựng quận Tây Hồ ngày càng phát triển Những điểm độc đáo ở Lễ hội hoa xuân Tây Hồ 2024 Phấn đấu hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới Quận Tây Hồ: Biểu dương 21 mô hình, 16 điển hình “dân vận khéo” Quận Tây Hồ: Đảm bảo vui Tết, đón Xuân Giáp Thìn an toàn

Việc thành lập Ban Quản lý Hồ Tây sẽ giúp cho UBND quận Tây Hồ triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 02 của UBND thành phố về ban hành “Quy định quản lý và khai thác Hồ Tây”.

Ngày 10/1/2024, UBND thành phố Hà Nội ban hành các QĐ số 178 và số 02/2024 về thành lập Ban Quản lý Hồ Tây và Ban hành Quy định về quản lý và khai thác Hồ Tây.

Trao quyết định thành lập Ban Quản lý Hồ Tây
Các đồng chí lãnh đạo quận Tây Hồ trao quyết định thành lập Ban Quản lý Hồ Tây

Theo đó, Ban Quản lý Hồ Tây là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận Tây Hồ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Ban Quản lý Hồ Tây giúp việc cho UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung, thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận theo quy định hiện hành.

Ban Quản lý Hồ Tây là cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc cho UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung, thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ quản lý Hồ Tây và vùng phụ cận trong phạm vi được giao theo quy định của UBND thành phố.

Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ trao quyết định cho Trưởng, Phó ban Quản lý Hồ Tây
Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ trao quyết định cho Trưởng, Phó ban Quản lý Hồ Tây

Ban Quản lý Hồ Tây chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các đề án, kế hoạch, quy hoạch về quản lý, đầu tư, sử dụng, khai thác Hồ Tây và vùng phụ cận; bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan, môi trường, đảm bảo cho việc phát triển bền vững khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận.

Đại diện Thường trực Quận uỷ tặng hoa chúc mừng Ban Quản lý Hồ Tây
Đại diện Thường trực Quận uỷ tặng hoa chúc mừng Ban Quản lý Hồ Tây

Ban cũng thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận khi được ủy quyền.

Đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Bí thư Quận uỷ Tây Hồ phát biểu giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Hồ Tây
Đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Bí thư Quận uỷ Tây Hồ phát biểu giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Hồ Tây

Phát biểu giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý Hồ Tây, đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Bí thư Quận uỷ khẳng định, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới trong công tác quản lý Hồ Tây, để quản lý, khai thác có hiệu quả Hồ Tây và vùng phụ cận theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, sau buổi Lễ ra mắt ngày hôm nay, Ban Quản lý Hồ Tây cần tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, xây dựng ngay quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Trưởng, Phó Ban Quản lý Hồ Tây. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Ban để có thể bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ; ưu tiên hàng đầu là tham mưu cho quận xây dựng Đề án “Quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị của Hồ Tây và vùng phụ cận” trình Ban cán sự Đảng UBND thành phố theo chỉ đạo của Thành ủy tại Thông báo số 1529 ngày 23/01/2024 đảm bào chất lượng, tiến độ theo quy định.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND quận, Trưởng Ban Quản lý Hồ Tây tiếp thu đầy đủ và toàn diện các nội dung, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Thị Thu Hằng để thực hiện tốt vai trò, chức trách nhiệm vụ được giao.

Đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, đơn vị trực thuộc UBND quận ký biên bản thực hiện quy chế phối hợp quản lý khai thác Hồ Tây
Đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, đơn vị trực thuộc UBND quận ký biên bản thực hiện quy chế phối hợp với Ban Quản lý Hồ Tây
Hồ Tây là một thắng cảnh, địa danh văn hóa lịch sử nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội với diện tích mặt nước rộng lớn với 526ha, xung quanh hồ có 71 di tích văn hóa, lịch sử như: Chùa Trấn Quốc, Chùa Kim Liên, Phủ Tây Hồ...Bên Hồ Tây có nhiều làng nghề nổi tiếng từ xa xưa như nghề làm giấy gió ở An Thái Bưởi, Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, Xôi Phú Thượng, Trà sen Quảng An... Vì vậy, việc bảo tồn, giữ gìn và khai thác thế mạnh Hồ Tây đã được các cấp quan tâm chỉ đạo thường xuyên.

Việc thành lập Ban Quản lý Hồ Tây là dấu mốc quan trọng trong bước chuyển giao Hồ Tây về cho quận Tây Hồ quản lý, thay vì 8 sở ngành cùng quản lý như trước đây. Đây cũng được xem là kỳ vọng và tiền đề cho quận Tây Hồ khai thác hiệu quả những tiềm năng, giá trị của Hồ Tây và vùng phụ cận, góp phần xây dựng quận là Trung tâm văn hóa du lịch tiêu biểu của Thủ đô.

Hoa Thành
Phiên bản di động