Phát hiện một cơ sở tại Cà Mau bán sách giáo khoa lậu
Hà Nội phê duyệt 50 đầu sách giáo khoa lớp 4 sử dụng từ năm học 2023 - 2024 Hà Nội phê duyệt danh mục sách giáo khoa Sẵn sàng sách giáo khoa cho năm học mới |
Theo đó, đoàn kiểm tra (gồm Công an, Quản lý thị trường và NXB Giáo dục Việt Nam) qua kiểm tra tại Nhà sách Hải Vân phát hiện cơ sở này đang bày bán SGK các loại với số lượng 470 bản/24 tên xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp.
Số SGK trên chủ yếu là sách Tiếng Anh của NXB Giáo dục Việt Nam đã bị buộc tiêu hủy.
Đoàn kiểm tra phát hiện số lượng lớn sách giáo khoa không rõ nguồn gốc tại Nhà sách Hải Vân |
Theo thống kê của NXB Giáo dục Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã phát hiện hơn 500.000 bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ lậu tại nhiều tỉnh, thành trong nước.
Xuất bản phẩm giáo dục bị làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là sách Tiếng Anh, sách bổ trợ, sách khai thác bản quyền từ nước ngoài, bản đồ giáo dục, át lát địa lý, đĩa CD ROM nghe nhìn giáo dục.
Ngoài ra, các bản sách điện tử (ebooks) của sách giáo khoa (SGK), sách Tiếng Anh... cũng bị phát tán trên mạng internet tràn lan, với đủ các định dạng, các phiên bản, nguồn gốc khác nhau.
Xuất bản phẩm giáo dục giả, lậu được bán công khai tại nhiều cửa hàng, nhà sách lớn nhỏ ở khắp các địa bàn, quận huyện ở các tỉnh, thành phố, thậm chí còn được bán trong các cơ sở giáo dục – đào tạo, bán vào các nhà trường.
Các đối tượng chủ mưu và đồng phạm tổ chức in lậu, làm giả, tiêu thụ xuất bản phẩm giáo dục giả có sự cấu kết chặt chẽ với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhiều kinh nghiệm đối phó với cơ quan chức năng, có hiểu biết về chế tài pháp luật trong lĩnh vực xuất bản và nắm được các hạn chế trong quy trình, thời gian phối hợp kiểm tra của các cơ quan, đơn vị tham gia quản lí thị trường khiến việc phát hiện, kiểm tra, xử lý vụ việc gặp nhiều khó khăn.