Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân, ngay từ khi bão chưa đổ bộ.
Thủ tướng Chính phủ lập Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm tiến độ giao vốn Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nếu để có tiền mà không giải ngân được là có lỗi với Nhân dân

Sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão 4 (bão Noru) - một trong những cơn bão lớn nhất ảnh hưởng tới nước ta những năm qua.

Cuộc họp được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường, thị trấn.

Dự cuộc họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ
Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão 4 (bão Noru)

Bão Noru tăng 2 cấp so với ngày hôm qua

Báo cáo diễn biến mới nhất của cơn bão số 4 Noro tại cuộc họp, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Bão Noru hình thành trên vùng biển phía Đông Philippine, mạnh cấp siêu bão (cấp 16) trước khi đổ bộ vào Philiipine ngày 25/9. Sáng 26/9, bão Noru suy giảm cường độ xuống cấp 12, giật cấp 15 và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão 4 (bão Noru)

Hiện nay bão mạnh cấp 14, tăng2 cấp so với ngày hôm qua. Hiện tại cách Đà Nẵng-Quảng Nam- Quảng Ngãi khoảng 410km về phía Đông. Đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, hoàn lưu rộng. Vùng gió mạnh cấp 10 khoảng 300km, vùng có gió mạnh cấp 12 khoảng 100km xung quanh mắt bão. Các trung tâm dự báo bão quốc tế đều có chung nhận định bão số 4 có cường độ trên cấp 13, giật 17 khi vào gần bờ biển miền Trung.

“Dự báo bão số 4 có thể mạnh thêm trong 12h tới, cấp 14-15, Giật 17. Khi đổ bổ gió mạnh cấp 12-13, giật 15. Ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, Bắc Tây Nguyên từ khoảng tối ngày hôm nay (27/9). Đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ, mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng, Quảng Nam”, ông Trần Hồng Thái nhấn mạnh.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ
Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia báo cáo diễn biến của cơn bão số 4

Cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng của cơn bão, ông Trần Hồng Thái cho rằng: Nguy hiểm nhất lúc này là gió rất to, sóng rất lớn trên biển dọc theo vĩ độ 16 độ vĩ Bắc, là nơi bão đi qua có cường độ gió cấp 13-14, có khả năng đạt cấp 15, gió giật cấp 17, sóng cao 8-10m, có thể đánh đắm tất cả các tàu thuyền, kể cả tàu trọng tải lớn.

Các huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ có khả năng chịu ảnh hưởng lớn của gió mạnh do bão số 4. Khoảng đêm nay đến sáng 28/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 12-13, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam báo cáo công tác ứng phó với bão số 4

Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng tổng cộng 3-4m, nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Các khu neo đậu tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của gió mạnh và sóng lớn, đặc biệt khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.

Phạm vi ảnh hưởng của bão số 4 này là rất rộng; 9/14 tỉnh thành phố miền Trung, chịu ảnh hưởng trực tiếp; Trong đó Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là 5 tỉnh/thành phố được dự báo chịu tác động của bão mạnh nhất, gió vùng ven biển gần tâm bão có thể lên tới cấp 12-13, giật cấp 15.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ
Các điểm cầu tham gia cuộc họp ứng phó với bão số 4

Từ tối và đêm nay, ở đất liền bắt đầu chịu tác động của gió bão, thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ đêm nay đến sáng ngày mai. Dự báo bão số 4 sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Trung và bắc Tây nguyên, với lượng mưa dự báo đến 300-400mm gây ra một đợt lũ, ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, đặc biệt là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có nguy cơ ngập lụt.

Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, sau khi kiểm tra thấy các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đã nghiêm túc triển khai công tác phòng chống bão; Chúng ta có thể tương đối yên tâm với công tác bảo đảm an toàn hồ đập.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ

Theo ông Hoan, trên biển còn 9 tàu đang di chuyển về phía Nam vào nơi an toàn, nhưng 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải quyết liệt, tích cực hơn bởi không loại trừ khả năng bà con sẽ đánh bắt khi thấy cá nhiều do bão.

Cùng với đó, hết sức quan tâm, phát hiện, kịp thời xử lý các nguy cơ sạt lở đất, các vấn đề vận hành liên hồ chứa, hồ thủy lợi, đập thủy điện, giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống, không để địa điểm nào bị cô lập do mất thông tin liên lạc.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ
Toàn cảnh cuộc họp

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, đến nay gần như toàn bộ diện tích lúa và 85% diện tích thủy sản đã được thu hoạch. Chỉ còn 3 tàu thuyền đang trong vùng nguy hiểm nhưng dự kiến 10h sẽ thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Theo số liệu cập nhật, hơn 44.000 hộ dân được di dời. Lương thực đã được bố trí dự trữ, đặc biệt là khu vực vùng núi có nguy cơ chia cắt cao. Các hồ thủy điện đang ở mực nước thấp, nên có thể yên tâm về khả năng đón lũ với 900 triệu mét khối nước. Lực lượng thanh niên xung kích với 12.000 người đã sẵn sàng. Sau cuộc họp, tỉnh sẽ triển khai 3 đoàn công tác tới địa phương để ứng phó bão.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các tỉnh, thành phố đã triển khai các giải pháp, nhiệm vụ được giao nhưng Thủ tướng vẫn tiếp tục triệu tập cuộc họp để rà soát lại công tác chuẩn bị ứng phó bão và ứng phó với các diễn biến sau bão.

Nhân dân ở xã phường, nên cuộc họp được tổ chức trực tuyến tới cấp xã phường. Phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân; Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ bởi “phòng hơn chống”.

Phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ như: Khẩn trương rà soát, kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú, kêu gọi ngư dân không đánh bắt trong những ngày này; Rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; Bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; Bảo vệ học sinh, khách du lịch; Bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; Ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão…

Lập Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4 Noru

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1136/QĐ-TTg ngày 26/9/2022 thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để chỉ đạo ứng phó với bão số 4. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương.

Quyết định nêu rõ: Thành lập Ban chỉ đạo tiền phương tại thành phố Đà Nẵng để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4 năm 2022 (cơn bão có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ).

Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Phó Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai làm Phó Trưởng ban thường trực.

Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Ban chỉ đạo tiền phương có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 4 bảo đảm kịp thời, hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng nhân dân, hạn chế thiệt hại do bão; Chỉ đạo, giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh; Thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai) chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các Bộ, ngành liên quan bảo đảm công tác hậu cần, bố trí phương tiện, trang thiết bị, thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động của Ban chỉ đạo tiền phương trong mọi tình huống.

Ban Chỉ đạo tiền phương tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thanh Hoài
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động