Những lưu ý khi dọn nhà tránh nguy hiểm sau lũ
Ảnh chế tuần đầu nghỉ Tết là ngày toàn dân dọn nhà Dọn nhà, giúp việc Tết kiếm tiền triệu mỗi ngày Những việc nên làm ngày đầu năm mới |
Vụ việc đáng tiếc mới xảy ra khi hai mẹ con ở Quảng Nam dọn nhà sau lũ bị điện giật tử vong khiến nhiều người lo lắng về những nguy hiểm tiềm tàng khi dọn nhà bị ngập.
Cùng điểm qua những điểm cần lưu ý khi dọn nhà sau lũ vừa tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn.
1. Lưu ý nguồn điện, đồ dùng điện
Đây là lưu ý đầu tiên mà bạn cần để tâm. Hãy kiểm tra thật kỹ xem có những thiết bị nào đang bị ngập nước hay bị ẩm ảnh hưởng không. Bởi nếu lơ là sẽ xảy ra sự cố giật điện, nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn rất cần lưu ý đến an toàn khi dọn dẹp đồ điện trong nhà sau bị ngập. Ảnh: TTXVN |
Cách giải quyết là sấy khô toàn bộ. Riêng với những thiết bị gia dụng như nồi cơm, lò nướng, lò vi sóng, bàn là... thì bạn nên mang ra thợ sửa điện chuyên nghiệp. Hãy chắc chắn rằng các thiết bị điện đều phải khô ráo trước khi sử dụng.
2. Vệ sinh đồ nội thất, đồ gỗ
Cọ rửa toàn bộ về mặt đồ nội thất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Hãy cọ thật cẩn thận và lặp lại một vài lần để đảm bảo mọi vi khuẩn bị tiêu diệt.
Đặc biệt với đồ gỗ, bạn nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tăng hiệu quả vệ sinh. Ảnh: Mai Hương |
3. Làm sạch đồ nệm, da, vải
Những nội thất như sofa, tủ vải, đồ da... thì mang đến chuyên gia sẽ đảm bảo tốt hơn. Còn những đồ như chăn màn, gối, nệm... nếu bị ngấm nước quá lâu ngày thì nên vứt bỏ bởi vệ sinh sẽ không còn tác dụng.
Tương tự với quần áo, nếu chúng bị ngấm nước, bùn bẩn quá lâu thì nên bỏ bởi chúng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh da liễu. Còn với những loại có thể sử dụng, bạn hãy ngâm hoặc chà trực tiếp vào nước hòa cùng chanh
4. Giấy tờ
Đây là những tài liệu quan trọng mà một khi dính nước thì khó trở lại nguyên vẹn.
Với các giấy tờ quan trọng, bạn nên thật cẩn thận và nhẹ nhàng. Một giải pháp là hong chúng trong tủ lạnh. Lưu ý là nên đặt một tờ giấy sáp giữa các lớp giấy cần hong khô.
Đối với ảnh, phim thì khi làm khô, bạn nhớ đặt ngửa lên cùng giấy thấm phía dưới. Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ảnh bởi sẽ khiến ảnh bị nhòe, mờ.
5. Vệ sinh đồ bếp
Những đồ như dao, nĩa, đĩa,... thì bạn nên rửa bằng xà bông hoặc nước rửa chén sạch sẽ. Tiếp theo tráng qua bằng nước nóng và rửa lại lần nữa bằng nước lạnh để loại bỏ tuyệt đối vi khuẩn
6. Khử mùi nhà sau ngập, lụt
Nước lũ cuốn theo rác, bùn, chất thải, xác động vật... chắc chắn sẽ để lại mùi hôi thối cho căn nhà bạn.
Điều cần làm chính là mở hết các cửa sổ đến cửa ra vào để mùi hôi bay ra ngoài. Sau đó giặt sạch, tẩy rửa, lau chùi toàn bộ vật dụng trong nhà bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Cuối cùng là dùng xịt khử mùi hoặc sáp thơm.
7. Làm sạch nguồn nước sinh hoạt
Nguồn nước sinh hoạt trong bể, bồn chứa rất dễ bị nước lũ ngập vào.
Cloramin B và phèn chua là 2 cách làm sạch nguồn nước phổ biến và hiệu quả. Đồ họa: Đức Mạnh |
Cách xử lý là bạn hãy xả toàn bộ lượng nước bên trong, sau đó tiến hành khử trùng bằng cloramin B. Dùng 1 viên cloramin B 0.25g hòa trong một cốc nước, đổ trực tiếp cốc này vào nguồn chứa nước gia đình bạn (25l). Sau 30' là bạn có thể sử dụng trở lại. Tuy nhiên dù có khử khuẩn bạn cũng nên đun sôi nước trước khi sử dụng.
Một cách khác là sử dụng phèn chua nếu cần nước sinh hoạt gấp. Cho một ít phèn chua vào cốc nước rồi đổ trực tiếp vào nguồn chứa nước khoảng 20-25l và khuấy đều. Sau 30' cặn sẽ lắng xuống đáy là có thể sử dụng được.