Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, tài sản công đoàn
Ông Phạm Quang Thanh tái cử Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội khóa XVII Phát huy vai trò cầu nối giữa thành phố với đoàn viên, người lao động Xây dựng tổ chức Công đoàn CAND vững mạnh về mọi mặt |
Toàn cảnh diễn đàn |
Diễn đàn quy tụ các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý của Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban xã hội của Quốc hội và các đại biểu thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, TP, công đoàn ngành Trung ương và tương đương... cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, giải pháp để hình thành một hệ thống luận cứ khoa học cho việc đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn nhằm hướng đến mục tiêu tài chính công đoàn phát triển bền vững.
Ông Tô Ngọc Giang, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn |
Đổi mới công tác quản lý tài chính, tài sản
Triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam XII (nhiệm kỳ 2018 - 2023), công tác tài chính công đoàn đã được quan tâm chỉ đạo, các cấp công đoàn chủ động từng bước đổi mới theo định hướng chú trọng hiệu quả, công khai minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật.
Ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn chuyên đề số 5. |
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp áp dụng cho các cấp công đoàn và triển khai mới hệ thống phần mềm kế toán công đoàn trên toàn quốc.
Đơn vị cũng đã đẩy mạnh nhiều giải pháp quản lý thu kinh phí công đoàn hiệu quả, tỷ trọng thu đoàn phí công đoàn có chuyển biến tích cực theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính công đoàn được thực hiện minh bạch, theo hướng tăng dần cho công đoàn cấp dưới, đặc biệt là công đoàn cơ sở.
Dự toán chi tài chính công đoàn giao từ năm 2022 đã nâng tỷ lệ kinh phí công đoàn cơ sở được sử dụng lên đến 75% tổng số thu kinh phí công đoàn (vượt trước 3 năm theo tinh thần Nghị quyết số 76/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn).
Việc công khai tài chính công đoàn đã được các cấp công đoàn triển khai theo quy định. Nhiều công đoàn cơ sở có đông đoàn viên, người lao động đã thực hiện tốt nhiệm vụ công khai tài chính, tạo điều kiện để đoàn viên kiểm tra, giám sát về việc điều hành hoạt động của Ban chấp hành và tình hình thu, chi của công đoàn cơ sở.
Ông Nguyễn Minh Dũng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch trình bày đề dẫn diễn đàn |
Cơ chế tài chính lĩnh vực sự nghiệp, kinh tế công đoàn tiếp tục đổi mới. Việc sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn đã được các cấp công đoàn tích cực triển khai theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW...
Các đại biểu tham dự diễn đàn |
Công tác sắp xếp, xử lý tài sản công đã được các cấp công đoàn quan tâm, đến hết năm 2023 sẽ hoàn thành cơ bản việc kiểm tra, thiết lập biên bản kiểm tra hiện trạng toàn bộ cơ sở nhà, đất của tổ chức công đoàn tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được các cấp công đoàn chú trọng, nguồn vốn xây dựng cơ bản đã bố trí tập trung, nguồn vốn được bố trí và sử dụng hiệu quả.
Để tài chính công đoàn phát triển bền vững
Cơ chế quản lý về tài chính, tài sản công đoàn trong thời gian qua đã đi vào thực chất hơn, tạo ra nhiều chuyển biến quan trọng và rõ nét, đáp ứng yêu đổi mới tổ chức hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới".
Với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn nhằm xây dựng nguồn tài chính công đoàn đủ mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cho nhiệm kỳ 2023 - 2028, Diễn đàn tập trung vào các nhóm vấn đề:
Trước tiên là các cấp công đoàn xây dựng nguồn tài chính phát triển bền vững; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về tài chính, tài sản công đoàn; Tăng cường công tác quản lý thu tài chính công đoàn, triển khai quyết liệt các giải pháp để thu đúng, thu đủ và kịp thời, chống thất thu kinh phí và đoàn phí, tăng dần tỉ trọng thu đoàn phí trong cơ cấu thu tài chính công đoàn; Chi tài chính công đoàn tiết kiệm, hiệu quả; Tăng chi trực tiếp cho đoàn viên, người lao động; Tập trung chỉ các hoạt động quan trọng, nhiệm vụ cấp bách của tổ chức công đoàn.
Đại biểu Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trình bày giải pháp tại diễn đàn |
Các cấp công đoàn nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động; Đổi mới cơ chế phân cấp tài chính công đoàn theo hướng toàn diện, triệt để; Quản lý chặt chẽ tài sản công đoàn; Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cơ sở thực hiện công khai tài chính, đảm bảo minh bạch trong thu, chỉ tài chính công đoàn cơ sở để đoàn viên, người lao động giám sát; Thực hiện kiểm toán tài chính đối với các công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước có đông đoàn viên, người lao động.
Các đại biểu tham dự diễn đàn chuyên đề số 5 |
Cùng với đó, các cấp công đoàn tiếp tục rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp công đoàn, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; Thực hiện cơ chế giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công đoàn theo mục tiêu của Nghị quyết 19-NQ/TW; Tiếp tục định hướng phát triển theo chiều sâu đối với các trường đại học thuộc tổ chức công đoàn ở một số lĩnh vực mang tầm khu vực và quốc tế; Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; Tập trung vào các nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; Bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hoá, hiện đại hoá.
Các cấp công đoàn cũng đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công đoàn; Đổi mới quản lý vốn của tổ chức công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp; Thực hiện quản trị và đầu tư tập trung đối với các đơn vị tạo nên nguồn lực tài chính cho tổ chức công đoàn, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại các đơn vị.
Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các đại biểu thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn, giải pháp để hình thành một hệ thống các luận cứ khoa học cho việc đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn nhằm hướng tới mục tiêu tài chính công đoàn phát triển bền vững.
Theo đó, ông Phan Văn Anh gợi mở 6 nhóm vấn đề cần thảo luận và khẳng định, thành công của Diễn đàn Tài chính Công đoàn sẽ góp phần vào thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Là động lực quan trọng để tiếp tục xây dựng nguồn lực tài chính công đoàn đủ mạnh nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới theo tinh thần của Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo tiền đề cho những sáng kiến mới về vấn để tài chính - tài sản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
đại biểu Liên đoàn Lao động TP Hà Nội phát biểu tại hội nghị |
Tại diễn đàn, đại biểu Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đề xuất 5 nhóm giải pháp để xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh và phát triển bền vững. T
heo đó, đại biểu nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn, trong đó đề cao trách nhiệm của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và người đứng đầu công đoàn các cấp trong công tác chỉ đạo việc thu, phân phối, chi, quản lý và sử dụng tài chính công đoàn, hạn chế thấp nhất việc thất thu kinh phí công đoàn.
Đại biểu Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An phát biểu tại diễn đàn |
Trong khi đó, đưa đến diễn đàn “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An”, đại biểu tỉnh này đưa 6 nhóm giải pháp. Trong đó giải pháp về giải phóng mặt bằng, xác định đúng nguồn vốn cho từng năm; Phát huy hết vai trò của Ban quản lý dự án; Phối hợp tốt với các nhà thầu tập trung tháo gỡ các khó khăn; Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được thụ hưởng dự án; Tiếp tục tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các sở ngành cấp tỉnh để triển khai dự án đúng thời gian đề ra.
Diễn đàn chuyên đề số 5 chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quy tụ khoảng 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo Uỷ ban xã hội Quốc hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, Viện khoa học và trường Đại học thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đặc biệt là sự tham gia của hơn 120 đại biểu đến từ 10 đoàn đại biểu: TP Hà Nội, TP HCM; Các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Bình, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028. |