Nhiều doanh nghiệp Đức sử dụng robot khi dân số nghỉ hưu bùng nổ
“Chàng trai robot” đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Không quân Mỹ tham vọng thay đổi chiến trường tương lai bằng robot Xem robot nhảy nhót điêu luyện theo nhạc |
Giám đốc điều hành S&D Henning Schloeder trích dẫn xu hướng đó để giải thích việc nhà máy của ông thúc đẩy tự động hóa và số hóa trong nhiều năm qua.
Ông cảnh báo tình trạng thiếu nhân công sẽ làm trầm trọng thêm thị trường lao động có tay nghề vốn đã khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và thủ công.
Ông cho biết rất khó để tìm một người đứng đầu bộ phận mài của nhà máy không chỉ vì vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm mà còn vì đó là công việc vất vả mà không ai muốn làm.
“Quá trình mài bằng máy khiến người lao động làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao cùng với tiếng ồn liên tục và những tia lửa phát ra có thể gây nguy hiểm”, ông cho biết.
Không chỉ S&D Blech, nhiều công ty vừa và nhỏ khác cũng đang chuyển sang tự động hóa khi lực lượng lao động thuộc thế hệ “bùng nổ trẻ em” (Baby Boomer) thời hậu chiến (sinh ra ở giai đoạn 1946-1964), đến tuổi nghỉ hưu khiến tình trạng lao động ngày càng khó khăn.
Theo số liệu thống kê, khoảng 1,7 triệu việc làm ở Đức không được lấp đầy trong tháng 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho biết hơn một nửa số công ty đang phải vật lộn để lấp chỗ trống, ước tính gây tổn thất tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất Châu Âu gần 100 tỷ euro (109 tỷ USD) mỗi năm.
Một con robot đang làm việc tại công ty Rolec Gehause-Systeme ở Rinteln, Đức (Ảnh: Reuters) |
Sự đầu tư mạnh mẽ vào tự động hóa của các nhà sản xuất ôtô và các “gã khổng lồ” công nghiệp khác đã giúp Đức đã trở thành thị trường robot lớn thứ tư thế giới và lớn nhất ở Châu Âu.
Tuy nhiên khi robot trở nên rẻ hơn và dễ vận hành hơn, các công ty gia đình (còn gọi là Mittelstand), từ tiệm bánh, tiệm giặt là đến siêu thị… vốn được coi là trụ cột của nền kinh tế Đức, cũng chuyển hướng ứng dụng công nghệ này.
Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, khoảng 26.000 thiết bị đã được lắp đặt ở Đức vào năm ngoái - con số này chỉ thấp hơn năm 2018, trước khi đại dịch COVID-19 làm chậm lại mức tăng trưởng trung bình 4% hàng năm của kinh tế Đức.
Giám đốc điều hành Công ty robot FANUC Germany, ông Ralf Winkelmann cho biết hãng đã bán khoảng 50% robot do Nhật Bản sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này cho thấy các công ty thực sự coi robot giúp họ tránh khỏi rủi ro thiếu nhân viên trong tương lai.
Hồi tháng 6, kết quả một cuộc khảo sát cho thấy gần một nửa số lao động ở Đức nhìn nhận robot có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nhân công ở nước này.