Nhân rộng các sáng kiến duy trì, quảng bá tiếng Việt ở nước ngoài
Học sinh đạt giải Ba trong kì thi Đình Trạng nguyên Tiếng Việt cấp quốc gia Cuộc thi “Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023” Cuộc thi “Du lịch cùng con” lan tỏa văn hóa Việt nơi xứ người |
Phát biểu tại sự kiện, Tổng Lãnh sự Vũ Chi Mai khẳng định đây là hoạt động quan trọng mở đầu cho chuỗi các sự kiện của TLSQ triển khai thực hiện Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) giai đoạn 2023 - 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, nhiều hoạt động thiết thực đã diễn ra như Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”; Tri ân các cá nhân, tổ chức hội đoàn có đóng góp tích cực trong phong trào giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt; Xây dựng tủ sách tiếng Việt…
Các đại biểu từ đầu cầu Hà Nội tham dự trực tuyến |
Ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã khẳng định, cộng đồng NVONN tại Nhật Bản cũng như cộng đồng NVNONN trên khắp thế giới luôn thể hiện trách nhiệm của mình với thế hệ trẻ, có nhiều sáng kiến tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm củng cố và phát triển các phong trào truyền bá, duy trì tiếng Việt; xây dựng, phát triển các trường, lớp, trung tâm tiếng Việt như: Trường tiếng Việt tại Tokyo, Líu lo tiếng Việt tại Osaka, Tiếng Việt Saitama, Lớp học Hoa Mai tại Kobe...
Hội thảo“Tầm quan trọng của việc dạy Tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản”. |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN đặc biệt biểu dương sáng kiến tổ chức khóa học phương pháp giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho trẻ em Việt Nam tại Kyushu, Nhật Bản. Ông cũng khẳng định đây là món quà vô giá dành cho các cháu thiếu nhi Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn được nuôi dưỡng trong sự đùm bọc của nền văn hóa – ngôn ngữ truyền thống Việt Nam và mong muốn những sáng kiến mang ý nghĩa sâu sắc như vậy tiếp tục được nhân rộng không chỉ tại địa bàn Đông Bắc Á, mà còn trên khắp thế giới.
Các đại biểu tại Hội thảo đã nghe các chuyên gia như PGS.TS Hoàng Anh Thi, Đại học Osakachia sẻ về mô hình lớp học cho 2 đối tượng không thạo tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ và thông thạo tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, hay ThS. Hứa Ngọc Tân, Đại học Đại Nam chia sẻ kinh nghiệm từ Đài Loan (Trung Quốc) với tham luận “Xây dựng và tổ chức chương trình giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho hai đối tượng trên”…
Các đại biểu tham dự hội thảo tại Nhật Bản |
Nhân dịp này, Hội người Việt Nam tại Fukuoka đã chính thức ra mắt “Ban Tiếng Việt” nhằm tôn vinh, gìn giữ Tiếng Việt và văn hóa Việt, xây dựng, triển khai phương pháp dạy tiếng Việt cho các phụ huynh song song với chương trình dạy - học tiếng Việt cho trẻ em và thế hệ thứ hai, thứ 3.