Nhà nghỉ, khách sạn vi phạm Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội bị xử lý ra sao?

Hà Nội - Một số nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn quận Cầu Giấy cố tình mở cửa đón khách, vi phạm Chỉ thị 17 của TP Hà Nội. Hành vi này sẽ bị xử lý ra sao?
Các khách sạn, nhà nghỉ cho khách thuê phòng trái phép tại quận Cầu Giấy đã đóng cửa Nhiều khách sạn, nhà nghỉ tại quận Cầu Giấy nhận khách bất chấp lệnh cấm

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đưa tin, trong khi cả TP Hà Nội đang căng mình chống dịch Covid-19, các cơ sở kinh doanh không thiết yếu như khách sạn, nhà nghỉ phải tạm dừng hoạt động, tuy nhiên, hoạt động thuê phòng vẫn công khai diễn ra ở chuỗi nhà nghỉ King’s Hotel, Mai Villa, Hotel Hoàng Tử trên địa bàn quận Cầu Giấy. Khách đến thuê phòng ra vào thoải mái, không phải đo thân nhiệt và khai báo thông tin trên một tờ giấy theo cách khó tin, "muốn viết gì cũng được".

Nhà nghỉ, khách sạn vi phạm Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội bị xử lý ra sao?

Trả lời phóng viên, đại diện pháp luật của chuỗi Hotel Hoàng tử cho biết do không hiểu rõ quy định của pháp luật nên vẫn mở cửa cho khách thuê phòng. Còn Chánh văn phòng UBND quận Cầu Giấy cho biết quận đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ những khách sạn, nhà nghỉ cho thuê phòng trái phép trong thời gian giãn cách.

Nhà nghỉ, khách sạn vi phạm Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội bị xử lý ra sao?

Trao đổi pháp lý về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cho biết việc các khách sạn, nhà nghỉ vẫn mở cửa trong thời điểm Thủ đô thực hiện lệnh giãn cách là vi phạm chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội.

Nhà nghỉ, khách sạn mở cửa trái phép trong giãn cách bị xử lý ra sao?
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Nội dung chỉ thị 17/CT-UBND 2021 ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố Hà Nội quy định rõ:

"Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ

Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội. Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng."

Như vậy, Loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn không nằm trong trường hợp được hoạt động.

Nếu các nhà nghỉ, khách sạn trên vẫn cố tình mở cửa nhận khách thì sẽ bị xử phạt căn cứ theo khoản 5 Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế: "Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức."

Mức xử phạt hành chính đối với các nhà nghỉ, khách sạn cố tình vi phạm chỉ thị 17 là 40.000.000 đồng.

"Ngoài ra, nếu các khách sạn, nhà nghỉ kể trên làm lây lan dịch bệnh thì cơ quan chức năng có thể xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ, thậm chí khởi tố hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng." - Luật sư Phương nói thêm.

Nhóm phóng viên TTPL
Phiên bản di động