Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm

Tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội), ngay từ 0h sáng 18/8 (tức ngày 15/7 Âm lịch), rất nhiều bạn trẻ và Phật tử đã đến thắp nhang, dâng đèn, dâng hoa quả để thể hiện lòng hiếu thảo, tri ân công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Người dân đi thăm, viếng mộ tại Lạc Hồng Viên dịp Vu lan "Ơn nghĩa sinh thành 2024": Sự chân thành chạm đến trái tim khán giả Ơn nghĩa sinh thành 2024 - Thăng hoa nghệ thuật, lan tỏa nhân nghĩa
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h sáng và đóng lúc 19h hàng ngày, song, theo ghi nhận của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô tại Phủ Tây Hồ, từ 0h sáng 18/8 (ngày 15/7 Âm lịch), rất nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ đã có mặt trước phủ để thắp nhang, dâng đèn, dâng hoa quả cầu bình an, hạnh phúc.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ từ 0h ngày Vu Lan
Người dân đến Phủ Tây Hồ từ 0h sáng ngày Vu lan.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Theo quan niệm xưa, Vu lan là một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Việc đi chùa thắp hương khấn Phật, cầu siêu là điều nên làm. Điều đó sẽ mang lại may mắn, an lành cho những người thân trong gia đình bạn. Ngày Vu lan là ngày báo hiếu cha mẹ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Với ý nghĩa đặc biệt đó, ngay từ 0h đêm ngày 15/7 Âm lịch, nhiều Phật tử, người dân đã đến phủ dâng hương, mỗi người đến Phủ đều cố gắng bày lễ thật tươm tất để tỏ lòng thành.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Ai cũng thắp hương bày tỏ lòng thành kính cầu mong bình an cho người thân và gia đình.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ lúc 0h ngày Vu Lan
Theo ý kiến của một số gia đình đến thắp hương tại Phủ Tây Hồ, việc đi chùa trong lễ mùa Vu lan không phải để cầu xin mà để cho những người trẻ biết, nhớ đến phong tục tập quán. Sau đó, cũng viết lời cầu an cho gia đình.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ lúc 0h ngày Vu Lan
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Vào ngày này, các bạn trẻ tri ân, tỏ lòng biết ơn với cha mẹ theo nhiều cách khác nhau.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Nói về truyền thống lên Phủ Tây Hồ cầu may, bạn Đức Hùng (sinh năm 2002, sống tại quận Nam Từ Liêm) - chia sẻ: "Là một người trẻ có nhân duyên biết đến đạo Phật, tôi nhận thấy rằng, lễ Vu lan đã củng cố đạo lý uống nước nhớ nguồn, đặc biệt là việc hiếu kính đối với ông bà và cha mẹ. Từ khi học cấp 3 đến nay, mỗi dịp Vu lan, tôi thường cùng người thân tới Phủ Tây Hồ để dâng lễ, cầu may mắn, bình an cho cha mẹ".
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Giống như Đức Hùng, nữ sinh Nguyễn Khánh Ly (bên trái) và Nguyễn Thu Thảo (bên phải) (21 tuổi) cũng có thói quen đi Phủ Tây Hồ cúng bái, cầu may cho cha mẹ mỗi dịp rằm tháng bảy.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Không được vào bên trong, mọi người khấn vái từ phía ngoài Phủ Tây Hồ.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Ai nấy đều mong muốn cầu an, cầu siêu, niệm kinh, cúng dường, làm công quả cầu bình an cho gia đình
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
"Biết là Phủ Tây Hồ thì chắc chắn rất đông rồi nhưng mình vẫn bất ngờ và ngạc nhiên trước không khí náo nhiệt, đông đúc tại đây lúc 0h sáng ngày Vu lan, có những bạn đã chờ ở đây từ 22h tối. Mình lên phủ từ sớm để cầu bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo", bạn Thu Linh (26 tuổi) chia sẻ.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Cùng 3 người bạn khác đến phủ Tây Hồ để lễ, vái vọng giữa đêm, bạn Dung (23 tuổi, bưng mâm lễ, sống tại Hà Nội) cho biết đến phủ để cầu mong bình an, sức khỏe. "Chúng em đã có kế hoạch sẽ lên Phủ Tây Hồ ngay trong đêm Vu lan từ trước đó 1 tuần, chúng em đều đã đi làm không có thời gian đi ban ngày, nên quyết định tranh thủ đi lễ phủ giữa đêm. Đây là lần đầu tiên chúng em đi lễ giữa đêm như thế này, đến đây em khá bất ngờ vì cũng có nhiều người đến để lễ phủ", bạn Dung nói.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ từ 0h ngày Vu Lan
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Anh Tuấn (25 tuổi, Hà Nội) nói: "Mình đến đây để cầu mong cho bố mẹ đều mạnh khỏe bình an, hạnh phúc. Ngày rằm và ngày đầu tháng mình thường đi lễ phủ vào giữa đêm, mình hơi có một chút tín ngưỡng về tâm linh, nên cứ dịp như vậy là mình lại lên phủ".
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Theo quan sát của phóng viên, đồ lễ được các sạp bên ngoài cổng bán theo mâm. Mỗi mâm lễ có giá từ 150.000 - 350.000 đồng, gồm có bánh kẹo, hoa quả, nén hương và vàng mã...
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Mâm lễ đơn giản nhưng được bài trí gọn gàng và đẹp mắt, thể hiện sự thành tâm của người con trong mùa Vu lan báo hiếu
undefined
Trong mỗi mâm lễ không thể thiếu đi những ngọn nến được thắp sáng lung linh, huyền ảo giữa đêm khuya.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Ngoài ra, những gian hàng bán lễ vật, người trông xe, viết sớ, xem chỉ tay... bên ngoài Phủ Tây Hồ cũng chong đèn xuyên đêm để phục vụ nhu cầu của người dân. Các điểm viết sớ bằng chữ nho, xem tay phục vụ cả trong đêm. Giá trung bình mỗi lượt xem tay là 100.000 đồng.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ Vu lan từ nửa đêm
Bạn Việt Hưng cẩn thận cắm nén hương vào mâm lễ giá 200.000 đồng mình vừa chọn.
Người trẻ rủ nhau tới Phủ Tây Hồ dâng lễ lúc 0h ngày Vu Lan
Trời càng về sáng, người dân và các Phật tử tìm về Phủ Tây Hồ lại càng thêm đông...

Phủ Tây Hồ được xây dựng từ thế kỷ 17, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Thủ đô và nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hiến của thủ đô.

Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh công chúa - bà là một nhân vật trong truyền thuyết và là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng làm vỡ ly ngọc quý, sau đó bị đày xuống trần gian.

Trong thời gian ở dưới trần gian, bà đã quyết định dừng chân ở Hồ Tây để diệt ma quái, giúp người dân an cư lạc nghiệp. Chính vì vậy, phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh và trở thành chốn linh thiêng của người dân.

Quỳnh Giang
Phiên bản di động