Ngành giáo dục Thủ đô chủ động ứng phó với cơn bão Yagi

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản hoả tốc gửi các đơn vị, trường học trực thuộc Sở về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi).
Mách nước kỹ năng ứng phó với bão Bộ Y tế: Trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3 Khuyến cáo người dân khi siêu bão Yagi sắp đổ bộ

Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với bão số 3 (Yagi) và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xảy ra, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương vừa ký văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các trường học, yêu cầu các đơn vị chủ động rà soát, sẵn sàng các kế hoạch triển khai phương án ứng phó với thiên tai sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường.

Công văn nêu rõ: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão số 3 đang ở trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89 - 102km/h), giật cấp 12.

Khoảng chiều tối ngày 7/9 bão đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ (tử Quảng Ninh đến Ninh Bình); mưa từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng phổ biến từ 1000-300mm, có nơi trên 500mm.

Ngành giáo dục Thủ đô chủ động ứng phó với cơn bão Yagi
Bão YAGI có thể trở thành cơn bão lịch sử ở Việt Nam, với sức tàn phá vô cùng khó lường

Vì vậy, để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở tập trung triển khai thực hiện 5 nội dung.

Thứ nhất, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ươngHà và TP trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên theo dõi chặt chẽ các tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phụ hậu quả thiên tai, sự cố.

Thứ hai, căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai chủ động rà soát sẵn sàng các kế hoạch, triển khai các phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với điều kiện nhà trường; rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường nếu phát hiện những cây lâu năm có nguy cơ gãy, đổ thì phải báo cáo để xử lý kịp thời, trường hợp chưa thực hiện ngay được thì phải có cảnh báo nguy hiểm và liên hệ ngay với cơ quan chuyên môn để được xử lí trong thời gian sớm nhất.

Ngành giáo dục Thủ đô chủ động ứng phó với cơn bão Yagi
Ảnh minh hoạ

Thứ ba, có phương án và kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Thứ tư, chủ động vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra; dọn dẹp vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.

Thứ năm, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý khắc phục, đồng thời báo cáo về Sở GD&ĐT.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của bão YAGI, các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9.
Quỳnh Giang
Phiên bản di động