Nam thanh niên mắc “giun rồng” ngứa khắp người

Khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người (nhất là vùng mông), T.Đ.T, 21 tuổi ở Yên Bái đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da.
Anh T có biểu hiện ngứa nhiều khắp người
Anh T có biểu hiện ngứa nhiều khắp người

Đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân đến khám khi sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều. Hình ảnh chụp chiếu cho thấy giun sán di chuyển ở nhiều bộ phận. Bác sĩ chỉ định nhập viện theo dõi với chẩn đoán nghi nhiễm giun sán ký sinh trùng (nghi do giun rồng).

Anh T cho biết, trước đây anh có ăn gỏi cá. Sau đó có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Anh gãi đến trầy xước da, đến nỗi vùng gãi gây áp xe mủ.

“Bản thân tôi cũng biết mình bị nhiễm giun sán khi nhìn thấy giun nổi ở mặt, tay, bụng, lưng, chân ngứa tại chỗ gây loét, có mủ khi vỡ tiết ra dịch vàng làm cho cuộc sống thường ngày gặp nhiều bất tiện”, anh T nói.

Sau khi hội chẩn với bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp Tiết niệu và Nam học, ê kíp xử lý lấy ra ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30cm. Bệnh phẩm được chuyển lên Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử để định danh, xác định nhiễm Dracunculus sp (giun rồng).

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cách điều trị duy nhất hiện nay là lấy giun rồng ra, hoặc giun sẽ tự chui ra từ những tổn thương như mụn vỡ chảy nước vàng trên da. Nếu giun không tự chui ra hoặc không được lôi ra, nó có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người.

Giun rồng sau khi được lấy ra khỏi bệnh nhâ
Giun rồng sau khi được lấy ra khỏi bệnh nhân

Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm.

Giun rồng lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn tái, sống từ động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, chủ yếu tuổi lao động.

Người mới nhiễm giun rồng thường không có triệu chứng đặc biệt. Khoảng một năm sau, khi giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể xuất hiện sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú. Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ ra tiết dịch vàng.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên ăn chín, uống sôi; sử dụng dụng cụ chế biến thực phẩm chín và sống riêng biệt (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa...), vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống. Nấu chín thực phẩm thủy sinh như ếch, cá, tôm.

Cảnh báo: 61% người có thói quen ăn gỏi nhiễm sán lá gan nhỏ Cảnh báo: 61% người có thói quen ăn gỏi nhiễm sán lá gan nhỏ

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tổ chức điều tra, phát hiện và điều trị cho hàng chục ...

Người đàn ông lên cơn co giật 20 lần mỗi ngày vì sán làm tổ trong não Người đàn ông lên cơn co giật 20 lần mỗi ngày vì sán làm tổ trong não

Ông Trương cho hay vì sống ở miền núi nên thường uống nước suối và ăn thịt ếch.

Quý ông bị sán làm tổ trong não vì mê mẩn món khoái khẩu của triệu người Quý ông bị sán làm tổ trong não vì mê mẩn món khoái khẩu của triệu người

Sán di chuyển khắp não bệnh nhân, trong đó có ổ sán lớn đỉnh đầu gây phù não, liệt nửa người.

Tụê Uyên
Phiên bản di động