Lễ hội truyền thống Hội hát chèo Tàu Tổng Gối là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bài 2: Khơi dậy và tiếp lửa cho tình yêu di sản Bài 1: Giải mã sức hút của những clip triệu view |
Hội Chèo tàu được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1683 và theo tục lệ cứ 25 đến 30 năm tổ chức một lần, vào năm mưa thuận gió hòa, bốn thôn được mùa. Tài liệu cũ ghi lại, hội cuối cùng được tổ chức vào năm 1922 và bị gián đoạn do chiến tranh. Đến năm 1998, hội được khôi phục lại. Hiện nay, hội Chèo tàu cứ 5 năm được tổ chức một lần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng thu hút đông đảo người dân trong vùng tham dự. Còn hằng năm, xã Tân Hội và câu lạc bộ Chèo tàu sẽ dâng lễ ở miếu Voi phục, lăng Văn Sơn.
![]() |
Hội Chèo tàu tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. |
Theo truyền thống, phần lễ gồm 3 nghi thức: Lễ rước, dâng hương, tế lễ. Phần hội gồm có màn bắn pháo hoa, trống hội, chương trình nghệ thuật chào mừng và các hoạt động hát Màn trống hội, múa rồng, lân, trò chơi dân gian.
Lễ hội nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể hát Chèo tàu của địa phương, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thiết thực phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân trên địa bàn.
Mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định đưa Lễ hội truyền thống Hội hát Chèo tàu Tổng Gối (xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội) vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Ngoài lễ hội này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 4 di sản sau: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai; Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật diễn tấu trống Chhay-Dăm của người Khmer; huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang; Nghề thủ công truyền thống nghề đan lát của người Tày, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.