Lấy ý kiến phản biện vào quy định diện tích nhà ở tối thiểu được đăng ký thường trú tại Hà Nội

Sáng 14/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại TP Hà Nội.
Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo Đại biểu Quốc hội: Không nên phân biệt khi ghi tên nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp Hà Nội: Khởi công dự án nhà ở xã hội thuộc khu nhà ở đô thị Kim Hoa - Mê Linh

Phó Chủ tịch Trường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Anh Tuấn; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Sỹ Trường chủ trì hội nghị.

Lấy ý kiến phản biện vào quy định diện tích nhà ở tối thiểu được đăng ký thường trú tại Hà Nội
Quang cảnh hội nghị

Theo dự thảo nghị quyết, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại TP Hà Nội đối với khu vực ngoại thành là 8m/sàn/người; Đối với khu vực nội thành là 15m2/sàn/người. Diện tích nhà ở tối thiểu quy định trong nghị quyết là diện tích được tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.

Việc xây dựng nghị quyết dựa trên quy định hiện hành của pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương; Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Nghị quyết cũng quán triệt nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; Kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” theo quy định của Luật Cư trú năm 2020.

Bên cạnh đó, mục đích xây dựng nghị quyết là nhằm cụ thể hóa quy định Luật Cư trú, tạo cơ sở pháp lý để UBND TP Hà Nội chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trong đó có nội dung quản lý cư trú phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của TP. Thông qua việc quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ sẽ góp phần ổn định an ninh, trật tự và đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân trên địa bàn TP.

Góp ý vào dự thảo nghị quyết, các ý kiến tại hội nghị cho rằng: Dự thảo đã bám sát các căn cứ pháp lý, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Trung ương, TP và nhất là đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển Thủ đô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng dự thảo cần rà soát, tính toán thêm một số nội dung.

Lấy ý kiến phản biện vào quy định diện tích nhà ở tối thiểu được đăng ký thường trú tại Hà Nội
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam góp ý vào dự thảo nghị quyết

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam: Dự thảo nghị quyết nêu 2 khu vực ngoại thành và nội thành với định lượng được căn cứ từ thống kê nhà ở, dân số. Tuy vậy, cách phân chia theo nội, ngoại thành chưa xem xét đến mối quan hệ giữa thực trạng dân cư với định hướng phát triển, phân bố dân theo quy hoạch tại một số khu đặc thù (đã, đang nghiên cứu). Ví dụ khu vực nội thành (các quận hiện nay) đang rất cần giảm dân số đô lịch sử, ưu tiên dịch chuyển dân số tới đô thị trung tâm khu mở rộng, khu phát triển nên cần làm rõ để phù hợp với thuê, mượn, ở nhờ.

Với khu vực ngoại thành dự thảo nghị quyết cũng quy định gộp là 8m2 sàn/người, tuy nhiên, cần tính đến đặc thù dạng triển khai các đô thị vệ tinh, nhất là 2 vùng động lực (TP trực thuộc Thủ đô) với 5 nhóm tiêu chí. Để thực hiện, dự thảo nghị quyết rất cần quan tâm đến tiêu chí quy mô dân số hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Quốc hội nên cần có chính sách khuyến khích hơn so với ngoại thành nói chung.

TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh: Dự thảo Nghị quyết cần được sớm ban hành vì đã có cơ sở pháp lý và thực tiễn, song đây là vấn đề tác động đến định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành TP nên cần xem xét đánh giá tác động. Ngoài ra, về đối tượng áp dụng, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm đề nghị bổ sung "đối tượng áp dụng được chủ sở hữu nhà ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu đăng ký thường trú cùng gia đình chủ sở hữu".

Đồng quan điểm, PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội cho biết, với mong muốn chất lượng sống (ăn,ở, đi lại, học hành) của người dân Thủ đô ngày càng được nâng cao thì điều kiện ở của người dân là một trong những yếu tố quan trọng, bởi nếu chỗ ở quá chật chội, mất vệ sinh, không đảm bảo môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của người dân nhất là với Thủ đô.

Chính vì vậy, việc quy định diện tích tối thiểu khu vực ngoại thành là 8m/sàn/người, khu vực nội thành là 15m2/sàn/người để có thể đăng ký thường trú tại Hà Nội là cần thiết, qua đó góp phần làm cho bộ mặt TP Hà Nội đẹp lên, bớt đi sự chật chội, nhếch nhác. Mặt khác, một số nghị quyết ban hành trước đây chưa dự báo được tình huống xuất hiện mới hoặc bất thường, vì vậy để phù hợp với thực tiễn phát triển Thủ đô trong giai đoạn hiện nay, thì việc ban hành nghị quyết này là vô cùng cấp thiết.

Tuy nhiên, bà Bùi Thị An cũng cho rằng, khi xây dựng nghị quyết nên có báo cáo đánh giá về thực trạng và tác động xã hội đang ở mức độ nào; Sau khi nghị quyết có hiệu lực thì ảnh hưởng đến bao nhiêu người dân? Thêm vào đó, dự thảo nghị quyết cần quy định rõ quyền lợi của người thường trú và tạm trú, nếu không người dân cứ liên tục tạm trú thì cũng không đạt mục tiêu của nghị quyết...

Hạnh Nguyên
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động