Làn gió đổi thay với Thủ đô ngàn năm văn hiến

Đối với các ứng dụng phục vụ Đề án 06 vừa được Hà Nội chính thức vận hành sáng nay, người dân, doanh nghiệp, công chức đều tỏ ra phấn khởi, mừng vui. Đa số bày tỏ kỳ vọng những ứng dụng này sẽ góp phần tích cực để thúc đẩy nhanh sự phát triển của Thủ đô.
Quốc hội “chốt” cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô Hà Nội

Kỳ vọng vào sức mạnh chuyển đổi số

Sáng 28/6, cùng với hàng trăm điểm cầu trực tuyến tại Hà Nội và một số địa phương, các lãnh đạo và cán bộ huyện Mê Linh hào hứng chứng kiến giây phút quan trọng khi Thủ tướng Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội.

Cán bộ, công chức huyện Mê Linh (Hà Nội) theo dõi lễ công bố các ứng dụng phục vụ Đề án 06
Cán bộ, công chức huyện Mê Linh (Hà Nội) theo dõi lễ công bố các ứng dụng phục vụ Đề án 06

Bà Bùi Thị Ánh Dương, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Mê Linh phấn khởi cho biết, thời gian vừa qua, bà thường xuyên theo dõi các thông tin liên quan đến Đề án 06 cũng như các ứng dụng, tiện ích phục vụ cho đề án này.

"Ở góc độ quản lý Nhà nước, tôi cho rằng các ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi), Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VneID, đặc biệt là hệ thống Phòng họp thông minh, không giấy (i-Cabinet) sử dụng công nghệ hiện đại, trợ lý ảo AI tạo thuận lợi, kịp thời trong chỉ đạo điều hành, xây dựng nền quản trị hiện đại, hiệu quả ... chắc chắn sẽ hỗ trợ tích cực trong công tác của các đơn vị hành chính", bà Bùi Thị Ánh Dương cho hay.

Làn gió đổi thay với Thủ đô ngàn năm văn hiến
Bà Bùi Thị Ánh Dương, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Mê Linh bày tỏ sự kỳ vọng vào các ứng dụng phục vụ Đề án 06

Bà Dương bổ sung thêm: "Là một công dân của Thủ đô, tôi tin tưởng rằng các ứng dụng trên sẽ tận dụng được sức mạnh của chuyển đổi số, tạo sức bật mạnh mẽ cho sự phát triển chung của Thủ đô".

Tương tự, bà Phạm Thị Thuỳ, cán bộ Trung tâm Văn hoá thể thao huyện Mê Linh cho biết, bà đặc biệt ấn tượng với ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi).

"Thông điệp của ứng dụng iHanoi là “Chạm để kết nối” mang ý nghĩa chỉ cần một chạm là có thể kết nối với cơ quan chính quyền, một chạm là có thể theo dõi các tình hình tin tức mới nhất của Hà Nội, một chạm là có thể sử dụng các tiện ích đô thị thông minh…", bà Phạm Thị Thuỳ nói và cho biết thêm: "Những điều này khiến tôi cảm thấy iHanoi giống như làn gió mới mang tới nhiều đổi thay cho Thủ đô ngàn năm văn hiến".

Đưa người dân, doanh nghiệp gần với chính quyền

Sau khi theo dõi lễ ra mắt các ứng dụng phục vụ đề án 06, bà Nguyễn Thị Loan, người dân tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội, không giấu được niềm hân hoan. Đối với bà, việc người dân có thể kết nối trực tiếp với chính quyền giống như "giấc mơ".

Làn gió đổi thay với Thủ đô ngàn năm văn hiến
Bà Phạm Thị Thuỳ, cán bộ Trung tâm Văn hoá thể thao huyện Mê Linh.

"Tôi cực kỳ ấn tượng với chức năng phản ánh, kiến nghị trên ứng dụng iHanoi. Thật không ngờ ứng dụng lại gồm các tính năng phản ánh hiện trường - giúp người dân có thể gửi phản ánh tới các cấp chính quyền thành phố về những vấn đề đời sống dân sinh bức xúc.

Ngoài ra, ứng dụng cũng giúp người dân phản ánh thủ tục hành chính, giúp người dân có thể gửi các phản ánh về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, các trường hợp xử lý chậm trễ thủ tục hành chính của người dân. Cùng đó, ứng dụng cũng đăng ký tiếp công dân, tức là hỗ trợ người dân thực hiện đăng ký tiếp công dân với Ban tiếp công dân thành phố Hà Nội. Tôi cảm thấy thật sự vui mừng", bà Loan chia sẻ.

Làn gió đổi thay với Thủ đô ngàn năm văn hiến
Bà Nguyễn Hồng Nhung sử dụng ứng dụng Công dân Thủ đô số iHaNoi

Về góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Hồng Nhung - Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh thương mại dịch vụ ICC Plus Việt Nam cho hay, trong giải quyết thủ tục hành chính, đơn vị không ít lần gặp phải vấn đề khó khăn, kéo dài. Đặc biệt, đối với chính quyền cấp cơ sở, việc giải quyết thủ tục càng thêm phần phức tạp. Vì lý do này, đơn vị đôi khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, gây thiệt hại không hề nhỏ.

"Chứng kiến Hà Nội triển khai ứng dụng Công dân Thủ đô số iHaNoi, tôi và không ít doanh nghiệp rất kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến đột phá về thủ tục hành chính", bà Nguyễn Hồng Nhung nói và cho biết thêm: "Qua nghiên cứu ứng dụng, tôi thấy các doanh nghiệp, tổ chức có thể gửi kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố để được trả lời, giải quyết kịp thời. Đây chắc chắn sẽ là sự hỗ trợ rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp".

Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị, thành phố công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.

Vũ Cường
Phiên bản di động