Kỳ họp thứ 9 không xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Với mức vốn hỗ trợ là 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội mà thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ.
Việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết Ngày 23/4, Thường vụ Quốc hội sẽ họp về tăng vốn Ngân hàng Hợp tác xã

Việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết

Chiều 28/4, tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội thống nhất bổ sung 13 nội dung và rút 4 nội dung ra khỏi dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9.

Trong 4 nội dung rút khỏi chương trình kỳ họp thứ 9 có việc xem xét, quyết định chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Nguyên nhân Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất rút khỏi chương trình kỳ họp thứ 9 việc xem xét, quyết định chủ trương hỗ trợ vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Co-opBank có thể là do đây không thuộc thẩm quyền của Quốc hội mà thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Tại cuộc họp ngày 26/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, Ngân hàng Hợp tác xã là công cụ quan trọng của Chính phủ để thực hiện các chính sách tam nông, hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen.

Kỳ họp thứ 9 không xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trình bày tờ trình của Chính phủ về đề nghị xem xét, quyết định việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Tuy nhiên, đến nay năng lực tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng. Tính đến hết năm 2024, vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã chỉ có hơn 3.029 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ của Nhà nước chiếm 99,34%, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, chưa bằng 1/15 vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.

Trong khi đó, tại Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp “Cân đối và bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước với kinh tế tập thể, hợp tác xã phù hợp với khả năng cân đối của Ngân sách Nhà nước và điều kiện cụ thể của đất nước”.

Vì lý do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là rất cần thiết nhằm hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Theo đó, Ngân hàng hợp tác xã xác định số vốn tự có thiếu hụt là 5 nghìn tỷ đồng, ngân hàng này đề xuất được Nhà nước hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước để tăng vốn điều lệ nhằm bù đắp số vốn tự có thiếu hụt.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, mức vốn điều lệ tăng thêm được sử dụng để làm nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã, đầu tư phát triển và chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Với số vốn điều lệ được tăng thêm, Ngân hàng Hợp tác xã dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu mở rộng tín dụng, phục vụ hơn 1,9 triệu thành viên, chiếm 30,9% tổng số thành viên các hợp tác xã trên cả nước.

Thẩm quyền tăng vốn thuộc Chính phủ

Kỳ họp thứ 9 không xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
Với mức vốn hỗ trợ là 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội mà thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ.

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày nêu rõ, Thường trực Ủy ban nhận thấy, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, đồng thời, phù hợp với yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội.

Tuy nhiên, việc Chính phủ đề xuất mức vốn 5.000 tỷ đồng do Nhà nước hỗ trợ để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã lại không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó, không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.

Theo Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Chính phủ chưa xác định rõ khả năng cân đối, bố trí vốn để tăng vốn điều lệ Ngân hàng Hợp tác xã mà mới chỉ đề nghị Quốc hội phê duyệt chủ trương hỗ trợ 5 nghìn tỷ đồng để tăng vốn điều lệ. Trong khi đó, tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2025.

Trên cơ sở này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, việc xem xét hỗ trợ vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định chủ trương và trình tự, thủ tục hỗ trợ vốn nhà nước như đề xuất của Chính phủ không thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giao Chính phủ.

Kết luận nội dung trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết nhằm thể chế hóa các quy định của Đảng, phù hợp với các nghị quyết của Quốc hội.

Đồng thời, hỗ trợ Ngân hàng Hợp tác xã thực hiện các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện tốt vai trò hỗ trợ điều hòa, cân đối vốn, bảo đảm an toàn hoạt động cho hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, với mức vốn hỗ trợ là 5.000 tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội mà thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Hậu Lộc
Phiên bản di động