Kết nối sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội với doanh nghiệp Italia
Đây là một nội dung quan trọng trong chương trình phát triển các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội;
Hoạt động quan trọng trong khuôn khổ chuyến công du tại Việt Nam và tham gia khóa họp lần thứ VII Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế giữa Bộ Công thương Việt Nam với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia của ngài Manlio Di Stefano, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác kinh tế Cộng hòa Italia tại Việt Nam từ ngày 7-9/6 năm 2022 nhằm tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác về kinh tế-thương mại, văn hóa và ngoại giao giữa hai nước.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao đổi thông tin với các doanh nghiệp Italia tại Hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: “Thông qua hội nghị này, thành phố Hà Nội mong muốn Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội và Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam sẽ phát triển mối quan hệ liên doanh, liên kết và hợp tác ngày càng chặt chẽ trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Qua đó góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa Hà Nội và các vùng của Italia, đồng thời giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa và con người Hà Nội đến với Italia".
HAMI và ICHAM ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai hiệp hội.Ảnh: Lê Nam |
Mục đích của Hội nghị nhằm giới thiệu quảng bá cơ hội hợp tác, đầu tư giữa hai nước, kết nối các hoạt động sản xuất đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp Italia.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu hợp tác giữa Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (HAMI) và Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam (ICHAM).
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế nước Cộng hòa Italia Manlio Di Stefano thông tin: Trong thời gian qua, Hiệp hội DN Italia tại Việt Nam (ICHAM) đã xây dựng mạng lưới gồm gần 100 hội viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trải rộng trên nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Trong số các hội viên hàng đầu của ICHAM phải kể đến các FDI Italia như ENI (dầu khí), ENEL Green Power (năng lượng xanh), Piaggio Việt Nam (cơ khí chế tạo, xe máy), Ariston Thermo Việt Nam (bình nóng lạnh và thiết bị năng lượng), HYKD (vải co giãn trong thể thao và đồ bơi), Datalogic (thiết bị đọc mã vạch, cảm biến, di động), Bonfiglioli (thiết bị truyền động, hệ thống điều khiển),…
Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 6,4%; tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 13,6%; xuất khẩu tăng 18,8%; nhập khẩu tăng 20,2%.
Trong lĩnh vực công nghiệp, thành phố Hà Nội đã ban hành và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố đến năm 2025 đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kết quả đến nay, thành phố Hà Nội có 117 sản phẩm của 81 doanh nghiệp đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực; trong đó có 22 doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, 12 doanh nghiệp nằm trong TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, 10 doanh nghiệp có thương hiệu toàn cầu.
Tính đến hết năm 2021, thành phố Hà Nội có 117 sản phẩm của 81 doanh nghiệp đạt danh hiệu SPCNCL, trong đó: 10 doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ cao (tiêu biểu như VNPT, FPT, Misa…); 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực điện - điện tử (Canon, Maiko, Cadisun, Xuân lộc thọ, Cơ điện Trần Phú, Rạng Đông, ACID…); 8 doanh nghiệp lĩnh vực dệt may – da giày (May10, Phúc Hưng, May Sơn Hà…); 32 doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí chế tạo và ngành khác (Sơn Hà, Sunhouse, Tân á Đại Thành, Vicostone…); 5 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm (CP, Nutricare, Tràng An…); 6 doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ (tiêu biểu như: Quang Vinh, Cửa đỏ, LV…); 25 doanh nghiệp nằm trong TOP 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, tiêu biểu như các doanh nghiệp (VNPT, FPT, Sơn Hà, Vicostone, Cadisun, Cơ điện Trần Phú, May 10, Tân á đại Thành, Sunhouse, Amacao, Rạng Đông…); 13 doanh nghiệp FDI với nhiều thương hiệu toàn cầu như: Canon, Panasonic, Toto, Meiko, (Nhật Bản), B.Bruau (CHLB Đức), CP (Thái Lan)…
Doanh thu năm 2021 của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt gần 200.000 tỷ đồng (gần 10 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD.
Tại Hội nghị, Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội và Hiệp hội doanh nghiệp Italia tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ với nội dung kết nối, trao đổi thông tin hoạt động của hai bên, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của hai bên.
Đã có 200 thương nhân đăng ký đến Bắc Giang thu mua vải thiều |
Bắc Giang: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều 2022 với gần 80 điểm cầu trong nước và quốc tế |
Hỗ trợ đưa nông hộ lên sàn thương mại điện tử |