Hỗ trợ đưa nông hộ lên sàn thương mại điện tử

Tỉnh Hải Dương đang dần thích ứng với tình hình mới, từng bước đưa sản phẩm lên website, sàn thương mại điện tử (TMĐT) và các kênh phân phối online khác để đẩy mạnh tiêu thụ.
Tuổi trẻ Hải Dương tiên phong thực hiện “Chuyển đổi số” CDC Hải Dương có tân giám đốc TP Hải Dương sắp có cụm công nghiệp Tây Việt Hoà

Hiện nay, các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu tham gia giao dịch trên 2 sàn TMĐT là sàn Postmart.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và sàn Voso.vn của Tổng công ty CP Bưu chính Viettel với tổng số gần 600 sản phẩm. Hơn 108.000 hộ sản xuất trong tỉnh đã có tài khoản trên các sàn TMĐT, 117.000 hộ được đào tạo kỹ năng số, đạt tỷ lệ 33% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hải Dương là tỉnh đứng thứ 16 trong cả nước về số hộ có gian hàng trên sàn TMĐT.

Sau một thời gian đi vào hoạt động, các sàn TMĐT đã cho thấy hiệu quả trong việc cung cấp nhiều thông tin hữu ích như thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ…

nông sản lên sàn điện tử
TMĐT đang dần trở thành phương thức tiêu thụ mới của các hộ sản xuất nông nghiệp.

Dù đã phát huy hiệu quả nhưng việc tiêu thụ hàng hóa qua các sàn TMĐT vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do phương thức bán hàng này còn khá mới mẻ, trong khi đó nông dân lại có thói quen bán hàng qua các thương lái, việc tiếp cận hướng dẫn, đào tạo cho các hộ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều sản phẩm chưa bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn.

Ông Phạm Huy Thắng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương khẳng định: “Mua bán trên các sàn TMĐT là xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Sắp tới, tỉnh sẽ có kế hoạch thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng ở các thôn, khu dân cư để hỗ trợ các hộ xây dựng gian hàng số trên các sàn TMĐT nhằm đẩy mạnh hình thức giao dịch hiện đại, chuyển đổi phương thức giao dịch truyền thống và hướng tới mục tiêu “Mỗi hộ sản xuất nông nghiệp là một gian hàng số”.

Trong kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu hỗ trợ 50% số hộ đủ điều kiện tham gia các sàn TMĐT. Tỉnh sẽ ưu tiên hỗ trợ các hộ sản xuất có đủ điều kiện, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, OCOP... Các ngành chức năng và đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn kỹ năng số, cách thức đăng ký tài khoản thanh toán, mở gian hàng và các hoạt động bán hàng trên sàn TMĐT. Việc triển khai kế hoạch sẽ góp phần hỗ trợ các hộ sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT, thúc đẩy tiêu thụ nhanh với giá cả ổn định, góp phần tránh tình trạng ùn ứ nông sản khi vào cao điểm mùa thu hoạch.

Cà rốt Đức Chính
Hết năm 2021 toàn tỉnh Hải Dương đã có 97.827 hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, 289 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn, 107.112 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo các kỹ năng số.

Hết năm 2021 toàn tỉnh Hải Dương đã có 97.827 hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, 289 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn, 107.112 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo các kỹ năng số.

Được biết tính đến năm 2021 Hải Dương đã có gần 98.000 hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng thương mại điện tử. Theo số liệu được cập nhật tại Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại địa chỉ https://tmdt.mic.gov.vn (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), đến ngày 29/12, toàn tỉnh đã có 97.827 hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, 289 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn, 107.112 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo các kỹ năng số.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. UBND tỉnh sau đó ban hành Kế hoạch số 3928/KH-UBND để thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Được biết, toàn tỉnh Hải Dương hiện có gần 100 sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao, cung cấp số lượng lớn nông sản cho thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tỉnh đã có những giải pháp cụ thể để duy trì, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông sản; đưa sản phẩm nông nghiệp chủ lực lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá, tiêu thụ.

Việc ứng dụng chuyển đổi số, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông minh từ khâu sản xuất đến tiêu thụ là một trong những giải pháp hiệu quả để kết nối, bảo vệ và phát huy giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19 như hiện nay.

Hoàng Duy
Phiên bản di động