Huyền thoại về người Mẹ 11 lần khóc thầm lặng lẽ
Giới trẻ phát sốt với cánh đồng hoa hướng dương tuyệt đẹp ở vùng Gò Nổi, Điện Bàn |
Trong bài thơ Đất nước của Tạ Hữu Yên có câu “Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ lặng im” nghe đến quặn đau.
Thế nhưng, ở Quảng Nam, có một bà mẹ 11 lần tiễn con, cháu ra trận đánh giặc và cả 11 người đã không ai trở về.
Có lẽ, không ở nơi đâu có người mẹ hi sinh cho Tổ quốc nhiều con, cháu như Mẹ Nguyễn Thị Thứ! không có nơi nào trong cõi nhân gian có người mẹ được Tổ quốc dựng tượng đài khi đang còn sống. Cũng không ở đâu có một người Mẹ đi qua những tang thương của chiến tranh, gánh trọn nỗi đau mất người thân đằng đẵng hơn một thế kỷ.
Năm (1948), Mẹ lần lượt nhận tin 3 người con trai đã hy sinh. Mỗi lần như thế, Mẹ cắn răng khóc thầm, rồi thắp hương cầu khấn các anh gửi gắm 6 đứa vẫn còn đang trong lửa đạn, mong các anh che chở, dẫn đường cho nhau, mau đánh thắng giặc mà trở về bên Mẹ. Nhưng rồi các anh đã mãi mãi không ai trở về.
Mẹ Thứ chính là suối nguồn bao la vô tận và là linh hồn của của hàng ngàn người mẹ Việt Nam Anh Hùng khác.
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, lấy nguyên mẫu hình tượng khi bà còn sống |
Mẹ Nguyễn Thị Thứ được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày 17/12/1994. Mẹ qua đời ngày 10/12/2010, thọ 106 tuổi, được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TX.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ tại xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hiện nay, đã trở thành điểm tham quan lịch sử và là hiện thân của hàng ngàn bà Mẹ của đất nước.
11 lần Mẹ khóc thầm lặng lẽ
Mẹ Nguyễn Thị Thứ sinh năm 1904, quê thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, TX.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Hình tượng Mẹ Thứ tại nhà của mẹ |
Bốn người con của mẹ Thứ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp gồm Lê Tự Xuyến, Lê Tự Hàn (anh), Lê Tự Hàn (em), cùng năm 1948 và Lê Tự Lem, năm 1954.
Bảy người con, rể, cháu hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ gồm các con trai: Lê Tự Nự, năm 1966; Lê Tự Mười, năm 1972; Lê Tự Trịnh, năm 1972; Lê Tự Thịnh, năm 1974 và Lê Tự Kiệt (Chuyển), năm 1975; con rể Ngô Tường, năm 1957 và cháu ngoại Ngô Thị Cúc, năm 1973.