Thanh Hoá: Cận cảnh khu tưởng niệm giáo viên, học sinh ngã xuống ở đê Nam sông Mã
Với diện tích hơn 2ha, khu tưởng niệm nằm tại phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá), là công trình nhằm tôn vinh, tri ân 64 giáo viên, học sinh đã hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã ngày 14/6/1972.
Thanh Hoá: Va chạm với xe ô tô, 1 học sinh tử vongThanh Hoá: Lập nick giả người thân để lừa đảo chiếm đoạt tài sảnThanh Hoá: Những hiện vật, tư liệu quý về 60 năm chiến thắng Hàm Rồng |
![]() |
Sau hơn 2 năm xây dựng, khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã, thuộc phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá) vừa được khánh thành và đưa vào hoạt động. |
![]() |
Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972 có tổng diện tích khoảng 2,05 ha, gồm 2 khu vực chính. |
![]() |
Khu vực trong đê có diện tích 11.230 m2, bao gồm các hạng mục: Nhà lưu niệm giáo viên và học sinh, nhà quản lý đón tiếp khách, khu tưởng niệm nữ sinh (hồ sen, sân lễ, đền thờ nữ sinh, cây xanh...) khu tái hiện lịch sử, khu trồng cây lưu niệm, giao thông đối ngoại. |
![]() |
Khu vực ngoại đê có diện tích 9.270 m2, gồm các hạng mục: Tượng đài được điêu khắc bằng đá grannit tự nhiên, thể hiện 7 nhân vật với các tư thế khác nhau của thầy cô và học sinh trong diễn biến của quá trình đắp đê trong cuộc không kích của Mỹ ngày 14/6/1972 và các hình ảnh tái hiện quân dân Nam Ngạn hiệp đồng chiến đấu, cứu chữa thương binh; Khu tượng đài nữ sinh, bến thuyền thả hoa đăng, miếu thờ, bia ghi dấu sự kiện lịch sử, khu tái hiện không gian làng Nam Ngạn truyền thống. |
![]() |
Đặc biệt, tượng đài chính tại khu tưởng niệm được điêu khắc bằng đá grannit tự nhiên, thể hiện 7 nhân vật với các tư thế khác nhau của thầy cô và học sinh trong quá trình đắp đê trước cuộc không kích của Mỹ ngày 14/6/1972. |
![]() |
Khu tưởng niệm khi đi vào hoạt động sẽ gắn kết với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như: Cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, trận địa pháo cao xạ C4, đồi "Quyết Thắng", tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng. |
![]() |
Đây không chỉ là nơi tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, liệt sỹ, mà còn là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. |
![]() |
Những hình ảnh tư liệu được phóng to góp phần tái hiện lại không khí sôi nổi, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến. |
![]() |
Những hình ảnh tư liệu được phóng to góp phần tái hiện lại không khí sôi nổi, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường của quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến. |
![]() |
Việc phỏng dựng công trường đắp đê sông Mã không chỉ giúp người tham quan có cái nhìn trực quan hơn về công việc mà các thầy cô và học trò đã tham gia, mà còn làm sâu sắc thêm sự cảm phục đối với tinh thần yêu nước và sự hy sinh cao cả của họ. |
![]() |
Khoảng 8h ngày 14/6/1972, máy bay Mỹ bất ngờ xuất hiện ném bom tới tấp vào công trường đắp đê sông Mã, đoạn bờ hữu từ khu vực Nam Ngạn đến cầu Hàm Rồng. Trên công trường có hơn 2.000 người là giáo viên, sinh viên, học sinh và dân công của một số huyện lân cận và những lực lượng khác đã tham gia vào các đơn vị chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng. |
![]() |
Sau trận ném bom kinh hoàng đó, 64 thầy, cô giáo, học sinh trường Y sỹ, trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa hi sinh ngay trên công trường đắp đê sông Mã, hầu hết những người tham gia công trường còn sống đều bị thương |
![]() |
![]() |
![]() |
Tiến Đạt