Huyện Gia Lâm: Tích cực triển khai thực hiện Đề án 06
Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô Làn gió đổi thay với Thủ đô ngàn năm văn hiến Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về thực hiện Đề án 06/CP |
100% các xã, thị trấn giải quyết TTHC điện tử
Theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm, hiện nay, Thành phố đã vận hành chính thức Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC, Văn phòng HĐND - UBND huyện đã rà soát, tổng hợp, tạo lập các tài khoản điện tử cá nhân cho toàn bộ cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC trên địa bàn huyện; tham mưu UBND huyện văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện giải quyết TTHC trên Hệ thống. Đến nay, 100% các xã, thị trấn đã thực hiện giải quyết TTHC trên Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội; 100% cán bộ, công chức, viên chức thực hiện ký cam kết đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật thông tin trong kết nối đến “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.
Đáng chú ý, với việc thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu, 6 tháng qua đã có 6.242 hồ sơ đăng ký, cấp biển số ô tô, mô tô, xe gắn máy; 2.102 hồ sơ đăng khai khai sinh; Đăng ký khai tử: 244 hồ sơ; 1.308 hồ sơ liên thông khai sinh-đăng ký thường trú- cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi
Đặc biệt, toàn huyện đã mở cao điểm tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện tri trả cókhông dùng tiền mặt. Kết quả, đã có 16.978/17.558 trường hợp đăng ký tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt.
Hiện, tổ công tác triển khai thí điểm hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện đang tiếp tục triển khai hướng dẫn cán Trạm Y tế xã, thị trấn cập nhật, bổ sung hồ sơ khám sức khỏe học sinh sinh viên, bệnh mạn tính, khám sức khỏe người cao tuổi,… để làm giàu kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử.
Riêng đối với công tác cấp tài khoản định danh điện tử và kích hoạt định danh điện tử, huyện đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử được: 204.539/219.366 trường hợp (đạt tỷ lệ 93,23%).
Lãnh đạo ban, ngành huyện Gia Lâm theo dõi lễ ra mắt Ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi vào sáng 28/6 tại điểm cầu Gia Lâm |
Bên cạnh đó, thực hiện sự chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội và hướng dẫn của Sở Tư pháp Thành phố, UBND huyện đã triển khai 5 văn bản hướng dẫn việc cấp phiếu lý lịch tư pháp toàn trình qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội, về tuyên truyền cấp phiếu LLTP trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), về việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND Thành phố.
Vẫn còn vướng mắc
Theo báo cáo của huyện Gia Lâm, việc thực hiện Đề án 06 của huyện cho tới nay vẫn gặp nhiều khó khăn, vương mắc do hệ thống tích hợp giữa các ban, ngành còn gặp khó khăn, chưa thống nhất; thủ tục vào dịch vụ công còn phức tạp; đường truyền của một số xã, đơn vị còn yếu.
Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ cho Đề án 06 còn hạn chế; chủ yếu là lấy từ các cơ sở vật chất cũ, chưa đáp ứng được yêu cầu khi tải phần mềm hoặc dữ liệu có dung lượng quá lớn.
Việc ra mắt iHanoi đã thể hiện thành phố Hà Nội đang tiên phong thực hiện thí điểm nhiều giải pháp mang tính đột phá trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ. |
Ghi nhận thực tế tại xã Yên Thường (huyện Gia Lâm), ông Nguyễn Văn Cường cán bộ xã nhận xét, có một số khó khăn khi giải quyết thủ tục hành chính điện tử do Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP đang trong quá trình chạy thử nghiệm, chưa đáp ứng được việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định, việc nộp hồ sơ trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên gặp lỗi hệ thống...
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu chưa được chuyển tiếp từ phần mềm cũ sang phần mềm mới, chưa liên thông với các phần mềm giải quyết TTHC của các Bộ, ngành dẫn đến khó khăn trong việc tra cứu hồ sơ, giải quyết các hồ sơ chuyển tiếp; giao diện phần mềm khó thao tác, công dân phải nhập lại nhiều lần mất nhiều thời gian, công sức.
Trong khi đó, theo Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao Phùng Thị Hoài Hương, trong quá trình thực hiện thực hiện thí điểm chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện còn gặp phải một số khó khăn: Đối tượng già, yếu khó khăn trong đi lại, nhận thức của đối tượng chưa đầy đủ về mặt tích cực của việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, cơ sở vật chất (cây rút tiền) chưa đáp ứng được nhu cầu rút tiền của các đối tượng xa khu trung tâm.
Giao diện của phần mềm chạy trên nền tảng điện thoại thông minh nhỏ nên rất khó thực hiện, gây khó khăn cho công dân khi thực hiện nộp hồ sơ, vì vậy chủ yếu vẫn do cán bộ, công chức thực hiện đăng ký thay.
Huyện Gia Lâm đã đăng ký với UBND Thành phố thực hiện 22 mô hình điểm: mô hình “Công dân số” và mô hình “Tuyên truyền”. Do vậy, huyện vẫn đang tích cực tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, góp phần rút ngắn thời gian đi lại, giải quyết công việc của công dân; tập trung đồng bộ các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện mô hình điểm theo lộ trình trên địa bàn huyện.