Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số
Pin LFP - cuộc cách mạng lớn trên thị trường xe máy điện Đi hội với những cuốn sách… thay đổi cuộc đời Nhận diện chế tác hạnh phúc qua bộ sách của Đại đức Thích Tâm Hoà |
Chuyển đổi số đã và đang tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA phát biểu tại sự kiện |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA chia sẻ: “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu vô cùng thách thức của Thủ tướng Chính phủ, phát triển kinh tế số Việt Nam cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế. Các nguồn lực của chúng ta hiện không chỉ thiếu, mà còn bị phân mảnh.
Các doanh nghiệp công nghệ số đang nỗ lực phát triển các nền tảng, các giải pháp chuyển đổi số chất lượng, đầu tư nghiên cứu và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới: AI, Blockchain…, và đang nỗ lực hợp lực cùng nhau, xây dựng hệ sinh thái số giúp chuyển đổi số cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết và luôn sẵn sàng hợp lực cùng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương để phát triển kinh tế số, tăng tốc chuyển đổi số”.
Chương trình do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong 2 ngày diễn ra diễn đàn, hơn 150 diễn giả tại sự kiện sẽ tập trung bàn bàn thảo trong 18 phiên hội nghị bao gồm 1 phiên khai mạc và 18 phiên chuyên đề, thiết kế theo 4 trục nội dung: Chính phủ số (Bao gồm 3 phiên là hợp lực chuyển đổi số cho bộ, ngành; hợp lực chuyển đổi số cho các địa phương và kinh nghiệm chuyển đổi số tại các quốc gia châu Á); Kinh tế số (8 phiên dành cho 8 ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số bao gồm tài chính - ngân hàng; Giao thông vận tải-logistics; Y tế; Giáo dục; Du lịch; Thương mại; Bất động sản; Nông nghiệp); Doanh nghiệp số (doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp sản xuất, nền tảng số - dịch vụ điện toán; nhân lực số, khởi nghiệp số và khởi nghiệp-ý tưởng khởi nghiệp); Chuyển đổi số tại châu Á (2 phiên và chia sẻ thông tin của 11 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực về các chương trình, kinh nghiệm, điển hình thành công trong chuyển đổi số).
Bên cạnh các phiên hội nghị chính, ban tổ chức còn có hoạt động bên lề như Triển lãm Nền tảng giải pháp số và kết nối cung cầu chuyển đổi số (trực tiếp và trực tuyến). Các hoạt động của diễn đàn nhằm hướng đến mục đích: Chia sẻ tầm nhìn - Giới thiệu giải pháp - Kết nối cung cầu trong chuyển đổi số.
Tất cả các phiên hội nghị của được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến. Các đại biểu có thể theo dõi trực tiếp tại website: www.live.dxsummit.vn