"Hơn 30 năm sống với bãi rác, đời chúng tôi coi như là hết rồi"

“Chúng tôi khẩn thiết xin thành phố đem dự án ra khỏi đất Khánh Sơn. Không mở rộng, không nâng cấp bãi rác tại đây thêm nữa. Người dân chỉ xin một hơi thở trong lành cho lứa trẻ con ở đây, chứ hơn 30 năm sống với bãi rác, đời chúng tôi coi như là hết rồi”, bà Hồ Thị Hôm (ngụ khối phố Khánh Sơn) chia sẻ.
Hơn nửa hecta rừng tràm khô ở Đà Nẵng bất ngờ cháy rụi nghi bị đốt Đà Nẵng đối thoại với người dân về Khu liên hợp Nhà máy xử lý rác thải Khánh Sơn Người nhà bệnh nhân gây náo loạn Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: Kè chống sạt lở chậm tiến độ 2 năm, vẫn ngổn ngang trước mùa mưa bão
hon 30 song voi bai rac doi chung toi coi nhu la het roi
Người dân sống gần khu vực bãi rác Khánh Sơn dự đối thoại với lãnh đạo thành phố

Người dân hết kiên nhẫn và tin tưởng

Sáng 6/7, ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cùng Giám đốc các Sở ban ngành, lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) đã có buổi đối thoại với người dân tại khu vực bị ảnh hưởng bởi bãi rác Khánh Sơn suối gần 30 năm nay.

8 giờ sáng cùng ngày, tại Nhà Sinh hoạt cộng đồng Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), gần 100 người dân đã tập trung để theo dõi và chờ phát biểu.

Đa số người dân đều bức xúc về vấn đề đảm bảo chất lượng của dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn và nhất quyết yêu cầu chính quyền TP phải di dời dự án này ra khỏi khu vực phường Hòa Khánh Nam.

Người giơ tay xin phát biểu đầu tiên, bà Nguyễn Thị Thành (ngụ tổ 162), than phiền: “Người dân Khánh Sơn đã phải sống chung với rác 30 năm nay, nên giờ không thể chịu cảnh khổ cực thêm được nữa. TP Đà Nẵng có được môi trường xanh sạch như hôm nay cũng có một phần chịu đựng, cống hiến của người dân khu vực này. Nay, TP có đã có chủ trương nâng cấp bãi rác, thì cũng nên di dời dự án ra khu vực khác bởi lẽ người dân Khánh Sơn đã chịu đựng đủ rồi”.

hon 30 song voi bai rac doi chung toi coi nhu la het roi

Người dân cho rằng, nếu làm như Nhà máy điện rác Cần Thơ sao không đặt ở chỗ khác mà cứ nhất thiết phải là Khánh Sơn?

Đa số người dân khu vực Khánh Sơn cho rằng, nếu công nghệ xử lý rác thải tiên tiến như đã thấy tại Nhà máy điện rác Cần Thơ thì không nhất thiết phải đặt ngay tại bãi rác Khánh Sơn mà có thể bố trí ở bất cứ đâu trong TP.

“Chúng tôi khẩn thiết xin thành phố đem dự án ra khỏi đất Khánh Sơn. Không mở rộng, không nâng cấp bãi rác tại đây thêm nữa. Người dân chỉ xin một hơi thở trong lành cho lứa trẻ con ở đây, chứ hơn 30 năm sống với bãi rác, đời chúng tôi coi như là hết rồi” - bà Hồ Thị Hôm (ngụ khối phố Khánh Sơn) bức xúc.

Tại buổi đối thoại, người dân cũng đặt hoài nghi về chuyến thị sát của đoàn khi chỉ có 2h đồng hồ để khảo sát mô hình lò đốt rác tại Cần Thơ.

“Chúng tôi hoài nghi về chất lượng lò đốt, liệu sau một thời gian hoạt động, các thông số và tác động của khí thải có được đảm bảo không, hay chỉ không nghe mùi là đã đạt tiêu chuẩn. Nhưng trước khi nói về dự án sắp đến, TP cần khắc phục triệt để tình trạng nước rỉ rác theo các kênh chảy xuống gây hôi thối, rác thải gây ô nhiễm và nhất là phải lắp đặt nhiều trạm quan trắc hơn để kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp ô nhiễm phát sinh” - ông Nguyễn Đức Sinh (tổ 64, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) đặt vấn đề.

“Người dân phải đồng ý mới có thể đặt lò đốt rác”

Trước những bức xúc của người dân, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng thừa nhận tình trạng ô nhiễm đang diễn ra quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn.

hon 30 song voi bai rac doi chung toi coi nhu la het roi

PCT UBND TP Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng thừa nhận tình trạng ô nhiễm đang diễn ra quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn.

Theo ông Dũng, hiện TP đã đình chỉ các lò đốt rác ở bãi rác Khánh Sơn để tiến hành thẩm định, kiểm tra lại số liệu khi đốt để đảm bảo lượng khói thải ra không còn ô nhiễm.

“Về vấn đề bùn bể phốt gây hôi thối, Công ty CP Môi trường Đà Nẵng đã chưa giải quyết triệt để. Trong thời gian đến, bể phốt sẽ được xử lý triệt để ngay tại nguồn để không gây ô nhiễm khi chôn lấp. Bên cạnh đó, TP đã phê duyệt dự án giai đoạn 2 nhà máy xử lý nước rỉ rác với công suất lớn hơn. Khi nhà máy đi vào vận hành sẽ giải quyết triệt để lượng nước rỉ rác ô nhiễm” - ông Dũng nói.

Trả lời câu hỏi của người dân về tính khả thi của dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng đã đến lúc phải điều chỉnh, thay đổi công nghệ xử lý rác để đảm bảo giữ được tài nguyên đất đai, môi trường cũng như chất lượng cuộc sống người dân.

“Điều quan trọng nhất là phải có bài toán tổng thể, căn cơ về kinh tế cũng như phát triển toàn diện các điều kiện sống, vệ sinh môi trường, giáo dục và y tế của người dân. Trước mắt phải phát triển hạ tầng, hệ thống giao thông cầu đường trường trạm, có thể mới tạo nền móng vững chắc để phát triển đời sống cho bà con” – ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng khẳng định dự án không thể khởi công nếu không có sự đồng tình của người dân khu vực.

“Người dân phải đồng ý mới có thể đặt lò đốt rác. Khi dân chưa hiểu, Đảng cùng với chính quyền địa phường phải ra sức vận động. Phải đảm bảo chính dân mới là những người thụ hưởng lợi ích lớn nhất mà nhà máy đem lại” – ông Dũng khẳng định.

Ông Dũng đề nghị người dân mở lòng, hợp tác với thành phố để chọn được một loại hình phù hợp nhất.

“Tôi hy vọng 20, 30 năm sau, người dân tại đây không phải có những buổi đối thoại như thế này. Với việc nâng cấp bãi rác Khánh Sơn, tôi hy vọng nơi đây sẽ trở thành khu vực có không gian, có cảnh quan, trở thành một trong những nơi có điều kiện sống ổn định của TP” – ông Dũng nói.

hon 30 song voi bai rac doi chung toi coi nhu la het roi
Một người dân lớn tuổi phát biểu trong buổi đối thoại với lãnh đạo thành phố

Tuy buổi đối thoại đã sắp kết thúc nhưng người dân vẫn cố nán lại và cho rằng, tại buổi đối thoại gần nhất là vào ngày 28/5 vừa qua, lãnh đạo TP cũng đã hứa khắc phục ô nhiễm. Nhưng chỉ 30 phút sau, người dân lại phải chịu cảnh hôi thối không thể tả.

“Dân gọi vào đường dây nóng nhưng không ai nghe máy. Cho nên bây giờ, dân không thể tin vào lời hứa vĩ mô của lãnh đạo thêm nữa” - một người dân bức xúc nói rồi đứng dậy ra về.

Vĩnh Quyên
Phiên bản di động