Hoài Đức: Các xã vùng bãi cần lên phương án di dân đến nơi an toàn

Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) yêu cầu các xã vùng bãi cần lên phương án từng cấp độ đối với các khu dân cư, ngoài bãi để từng bước di chuyển dân cư đến các nơi an toàn; duy trì kiểm soát tốt hệ thống điện sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân.
Hoài Đức: Cầu Yên Sở vẫn ngập sâu, tiếp tục cấm toàn bộ lưu thông Quốc lộ 32 đoạn qua Hoài Đức, Đan Phượng ùn tắc kéo dài do ngập nước

Đây là ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Hoàng Trường - Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) về công tác phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Hoàng Trường đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn.

Nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức yêu cầu duy trì chế độ trực 24/24h tại Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các xã, thị trấn, các chốt.

Đặc biệt, các xã vùng bãi cần lên phương án từng cấp độ đối với các khu dân cư, ngoài bãi để từng bước di chuyển dân cư đến các nơi an toàn; duy trì kiểm soát tốt hệ thống điện sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân.

Hoài Đức: Các xã vùng bãi cần lên phương án di dân đến nơi an toàn
Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường yêu cầu các xã vùng bãi cần lên phương án từng cấp độ đối với các khu dân cư, ngoài bãi để từng bước di chuyển dân cư đến các nơi an toàn.

Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức giao Phòng Kinh tế huyện, các cơ quan, UBND các xã, thị trấn tham mưu đảm bảo về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm nhằm phục vụ Nhân dân.

Đồng thời, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện khi xảy ra thiên tai. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm soát tốt việc thu gom rác thải.

Ban Chỉ huy Quân sự, Công an huyện cần chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra. Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời đảm bảo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Theo ông Nguyễn Hoàng Trường, triển khai ứng phó tình hình mưa, úng lụt, huyện Hoài Đức đã ban hành nhiều văn bản giao nhiệm vụ cho các xã, thị trấn, các phòng, ban, ngành và đơn vị liên quan sẵn sàng triển khai phương án, kế hoạch đảm bảo công tác ứng phó tình hình mưa úng lụt trên địa bàn.

Hoài Đức: Các xã vùng bãi cần lên phương án di dân đến nơi an toàn
Khu chung cư Tân Việt, xã Đức Thượng ngập nước.

Để chủ động ứng phó với mưa, úng lụt (nước dâng trên sông Đáy), Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Hoài Đức cũng đã ban hành văn bản về việc báo động 1 và báo động 2 trên sông Đáy, yêu cầu UBND các xã Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Vân Côn, Đông La triển khai, thực hiện.

Đồng thời, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã để Nhân dân biết chủ động các biện pháp ứng phó; thường xuyên kiểm tra, nắm bắt diễn biến mực nước sông Đáy, chủ động các biện pháp, giải pháp để di dời người, tài sản của các hộ dân sinh sống ven sông Đáy đến nơi an toàn, giảm thiểu tối đa thiệt hại do ngập úng gây ra.

Trên địa bàn huyện có 14 điếm canh đê, huyện đã bố trí 28 người thường trực tại các điếm, 13 cầu qua sông Đáy. Hiện có 12 cầu bị ngập thuộc xã Vân Côn, Dương Liễu, Đông La, Yên Sở, Đắc Sở, An Thượng, Cát Quế,… UBND các xã đã lập hàng rào chắn, cắm biển, cử lực lượng tuần tra, canh gác và cấm người dân và phương tiện đi qua để đảm bảo an toàn.

Đối với các hộ dân sinh sống ven sông và bên kia sông Đáy, thôn Cù Sơn, xã Vân Côn hiện có 192 hộ với 817 nhân khẩu, trong đó 112 học sinh tiểu học và THCS xã đã hợp đồng xe đưa đón học sinh đến trường. Tính đến 9h ngày 10/9 đã di dời 3 hộ dân. Thôn Sơn Hà, xã Đắc Sở 200 học sinh tiểu học và THCS xã, phụ huynh đã đưa các cháu đi học vòng qua Đại lộ Thăng Long.

Đối với Thôn 9, xã Yên Sở, 50 học sinh tiểu học và THCS xã đã hợp đồng xe đưa đón học sinh đến trường. Thôn 8, thôn 9, xã Cát Quế có 36 hộ với 150 nhân khẩu sinh sống tại ven sông, nước ngập đến sân.

Thôn Hoà Hợp, thôn Me Táo, xã Dương Liễu hiện có 4 hộ với 200 nhân khẩu, sinh sống tại ven sông, nước ngập đến vườn nhà. Xóm 3, 4, thôn Đồng Nhân, xã Đông La có 689 hộ với 2.604 nhân khẩu. Tính đến 20h ngày 10/9 đã di dời 60 người ra khỏi khu vực ngập úng và đã có thông báo đến các hộ thuộc khu vực xóm 3,4; chủ động di dời người và tài sản khi có lệnh.

Theo báo cáo của UBND các xã, tổng diện tích thiệt hại về lúa, hoa màu, cây ăn quả, thuỷ sản là 847,2ha; gia súc, gia cầm thiệt hại 830 con. Hiện tại trên địa bàn huyện có một số điểm bị ngập úng cục bộ như khu đô thị Geleximco, hầm chui qua cầu An Khánh, đường 32 đoạn qua thôn Lai xá, xã Kim Chung và khu chung cư Tân Việt, xã Đức Thượng, đoạn đường Trịnh Văn Bô kéo dài qua xã Vân Canh, chung cư Vân Canh, đường trục xã Lại Yên,... ngập khoảng 30-50cm, UBND các xã đã cử lực lượng phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

Hậu Lộc
Phiên bản di động