Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan

Tối 17/8 (tức 14/7 Âm lịch), hàng trăm người dân đổ về chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) làm lễ và tụng kinh, niệm Phật hướng về cội nguồn, cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc tại lễ Vu lan báo hiếu.
Người dân đi thăm, viếng mộ tại Lạc Hồng Viên dịp Vu lan Những hình ảnh xúc động trong lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng Ơn nghĩa sinh thành 2024 - Thăng hoa nghệ thuật, lan tỏa nhân nghĩa

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, rằm tháng 7 là một trong những ngày rằm lớn nhất, cũng là dịp lễ Vu lan báo hiếu.

Dịp lễ này được xuất phát từ truyền thuyết về Tôn giả Mục Kiều Liên, đệ tử xuất chúng của đức Phật đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Hàng vạn người dân đổ về, ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu Lan
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô từ 19h tối 17/8 (tức 14/7 âm lịch), hàng nghìn người dân đã đổ về chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa) dâng hương, làm lễ và tụng kinh, niệm Phật tại lễ Vu lan báo hiếu.
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Dòng người đổ về ngồi chật kín chùa Phúc Khánh ngay từ chập tối
Hàng vạn người dân đổ về, ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu Lan
Chùa Phúc Khánh - hay còn gọi Tổ đình Phúc Khánh, ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Khoảng hơn chục năm gần đây, dịp Rằm tháng 7, nhà chùa tổ chức lễ Vu lan thu hút hàng nghìn người đến dự.
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Do lượng người quá đông, ban quản lý chùa phải hướng dẫn ngồi theo hàng để đảm bảo trật tự tại khu vực làm lễ

Bạn Lâm Thuỳ Dương (24 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, từ những ngày đầu xuống sinh sống và học tập tại Hà Nội, Dương luôn giữ thói quen đến chùa Phúc Khánh dự lễ Vu lan, thành kính hướng về cội nguồn.

"Làm lễ xong, tôi thấy trong lòng thanh tịnh, nhẹ nhàng, bao nhiêu gánh nặng đều được buông bỏ hết. Đến đây, mọi người đều kính cẩn chắp tay hành lễ theo tiếng tụng kinh của các thầy", bạn trẻ nói.

Ngồi vái vọng từ ngoài sân chùa, anh Nguyễn Công Đoàn (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, do buổi tối đi làm về muộn nên khi tới chùa Phúc Khánh đã đông kín người, anh được hướng dẫn ngồi ở phía ngoài vái vọng.

"Tôi đến chùa cầu cho gia đình luôn khỏe mạnh, công việc thuận hòa, bình an, may mắn", anh Đoàn chia sẻ.

Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Người dân chắp tay niệm Phật, thành kính cầu khấn hướng về đấng sinh thành
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Không vào được trong chùa, nhiều người phải tranh thủ vái vọng bên ngoài
Hàng vạn người dân đổ về, ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu Lan
Với tấm lòng thành kính, họ chắp tay, niệm Phật, nhiều người dù không tìm được chỗ đứng vẫn sẵn sàng vái vọng, hành lễ từ xa.
Hàng vạn người dân đổ về, ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu Lan
Khoảng sân chật cứng người dân, Phật tử
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Từ người già đến các bạn trẻ, ai cũng thành kính nhớ về cội nguồn.
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Tất cả người dân đều kính cẩn chắp tay hành lễ theo tiếng tụng kinh gõ mõ của sư thầy. Không gian không còn một chỗ trống.
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Sau khi khóa lễ, người dân sẽ thả đèn hoa đăng - đây là biểu tượng của ánh sáng thiện lương, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Bên cạnh đó, thắp sáng đèn hoa đăng mang ý nghĩa nhắc nhở con người về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Thả đèn hoa đăng còn mang ý nghĩa cầu siêu cho những người đã khuất.
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Mỗi ngọn đèn được thắp lên là một lời cầu nguyện, một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người.
Hàng nghìn người dân ngồi kín sân chùa Phúc Khánh trong lễ Vu lan
Càng về muộn lượng người đổ về chùa Phúc Khánh ngày một đông...
Quỳnh Giang
Phiên bản di động