Hải Dương: Vải thiều Thanh Hà xác định thị trường nội địa là chủ đạo

Chiều 26/4, UBND huyện Thanh Hà phối hợp Sở Công Thương tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà năm 2023.
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT công lập và tư thục trên địa bàn tỉnh Hải Dương Hải Dương: Vi phạm quy định phòng cháy, 3 doanh nghiệp bị xử phạt 270 triệu đồng Hải Dương: Phục vụ phố đi bộ và chợ đêm, những tuyến phố nào bị cấm?

Tham dự hội nghị có ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương); ông Trần Văn Hảo - Giám đốc Sở Công Thương; ông Trịnh Văn Thiên, Bí thư Huyện ủy Thanh Hà; ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà và các hộ sản xuất - kinh doanh vải, các doanh nghiệp.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương): Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo
Theo ông Vũ Việt Anh - Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà phát biểu tại hội nghị

Ông Vũ Việt Anh - Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, hiện nay vải thiều Thanh Hà đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Australia... và dần chinh phục được thị hiếu của người tiêu dùng các quốc gia này với sản lượng xuất khẩu tăng dần theo từng năm. Bên cạnh đó, trong những năm qua, vẻ đẹp của vườn vải trĩu quả đã thu hút hàng chục nghìn du khách thăm quan, trải nghiệm, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương): Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo
Những năm gần đây, huyện Thanh Hà gắn dịch vụ du lịch sinh thái với thương hiệu vải thiều.

Vải thiều Thanh Hà đã được chứng nhận “chỉ dẫn địa lý” và nhiều danh 2 hiệu uy tín khác như: “Top 10 sản phẩm uy tín chất lượng” và là đặc sản “Tinh hoa đặc sản 3 miền”; giải thưởng “Thương hiệu vàng”, chứng nhận “Thương hiệu Thực phẩm an toàn tin dùng”, top 10 Thương hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng do Liên Hiệp khoa học Doanh nhân Việt Nam và Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo bình chọn.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương): Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo
Bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà cho biết, thời gian thu hoạch vải ngắn, dồn dập trong khoảng 1 tháng, chính quyền đặc biệt quan tâm đến công tác tìm đầu ra và tiêu thụ vải cho người dân.

Theo bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, do thời gian thu hoạch vải ngắn, dồn dập trong khoảng 1 tháng, UBND huyện Thanh Hà đặc biệt quan tâm đến công tác tìm đầu ra và tiêu thụ vải cho người dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đặc tính, ưu điểm nổi trội của quả vải thiều Thanh Hà, diện tích cây trồng, năng suất, sản lượng, quy trình canh tác,.., chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây vải thiều, các quy định trong việc quản lý chỉ dẫn địa lý

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Hảo - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho hay, để xúc tiến vải thiều Thanh Hà, cần chú trọng cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương): Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo
Ông Trần Văn Hảo - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương phát biểu tại hội nghị.

Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo, tạo nền cho xuất khẩu, Sở Công Thương Hải Dương đã sớm có sự trao đổi, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp xuất khẩu, thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước; phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Lazada, Sendo, Viettel Post, VNPT... để tăng cường hoạt động giao dịch mua bán vải thiều trên các nền tảng công nghệ số.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương): Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo
Vải thiều Thanh Hà chinh phục các thị trường khó tính...

Đồng thời, Sở tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc với các tập đoàn bán lẻ, siêu thị lớn trong nước (Siêu thị Go (BigC cũ), Fivimart, Intimex, Winmart, Mega Market, SatraMart, HaproMart và các siêu thị bán hàng tiêu dùng trong nước…); các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín của Việt Nam (Sendo, Tiki, Lazada, Shope…); các doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, xuất khẩu vải thiều trong và ngoài nước; các doanh nghiệp đầu mối, thu mua vải thiều của Trung Quốc… kết nối với người trồng vải để ký kết hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của Hải Dương.

Thông tin về niên vụ vải 2023, bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho hay: "Để chuẩn bị cho mùa vải năm nay, đối với thị trường trong nước, ngành nông nghiệp Hải Dương đã chỉ đạo sản xuất theo tiêu chuẩn Gap và VietGap. Đối với các vùng sản xuất trước đây chưa được tỉnh hỗ trợ thì nay tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các vùng này được chứng nhận VietGap, GlobalGap. Đối với thị trường nước ngoài, đến thời điểm này tỉnh đã cấp chứng nhận thêm cho các vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương): Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo
Bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.

Đặc biệt, tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Trong đó, ngành nông nghiệp Hải Dương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở buôn bán, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ chính quyền cơ sở về tiêu chuẩn của các thị trường cũng như việc sử dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả ra được sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu".

Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong huyện đã ký kết văn bản hợp tác sản xuất, tiêu thụ vải thiều.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương): Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo
Đại diện các doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong huyện đã ký kết văn bản hợp tác sản xuất, tiêu thụ vải thiều.
Niên vụ vải năm 2022 - 2023, vải thiều Thanh Hà được đánh giá là một năm được mùa

Diện tích vải toàn huyện 3.265 ha vải, trong đó vải sớm: 1.700 ha. Thời tiết vụ Đông xuân 2022 - 2023 khá thuận lợi, hanh khô, có rét đậm kéo dài nên tỷ lệ vải ra hoa, đậu quả cao, đạt trên 95%.

Diện tích vải đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP khoảng 500ha, trong đó có 400 ha VietGAP và 50ha GlobalGAP còn hiệu lực. Năm 2023, dự kiến tiếp tục sản xuất và chứng nhận đạt chuẩn GAP khoảng 200ha.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 45 vùng sản xuất vải đã được cấp 168 mã số vùng trồng xuất khẩu. Trong đó: 45 mã số vùng trồng xuất khẩu Trung Quốc; 40 mã số vùng trồng xuất khẩu Úc; 36 mã số vùng trồng xuất khẩu Nhật Bản; 39 mã số vùng trồng xuất khẩu Hoa Kỳ; 8 mã số vùng trồng xuất khẩu Thái Lan.

Năm 2023 huyện tiếp tục duy trì các mã số vùng trồng; đồng thời hoàn thiện các quy định để duy trì 11 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp và đăng ký cấp mới mã số cơ sở đóng gói, đảm bảo đủ điều kiện để xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc.

Dự tính sản lượng đạt khoảng 40 nghìn tấn (vải sớm 25 nghìn tấn, vải chính vụ 15 nghìn tấn), tương đương với sản lượng vải niên vụ 2021 - 2022. Toàn bộ diện tích vải được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, xuất khẩu trong đó có khoảng 4.000 - 5.000 tấn đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hoàng Duy
Phiên bản di động