Hà Nội: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa
Huyện Đông Anh: Chuyển biến rõ nét từ Nghị quyết “5 có, 3 không” Huyện Đan Phượng: Chú trọng đầu tư cho các thiết chế văn hóa Hà Nội: Tỷ lệ có nhà văn hóa thôn đạt 99,3% |
Toàn thành phố có 5.266 thiết chế, công trình văn hóa, thể thao. Đối với nhà văn hóa thôn: Thành phố chú trọng đến xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quy chế và nội dung hoạt động. Mức hỗ trợ đầu tư cho nhà văn hóa thôn là 2,5 tỷ đồng/nhà góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở.
Đối với các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện và thành phố: Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 về quy định sử dụng tài sản công lập tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (Thực hiện điểm a,b khoản 4, điều 41 Luật Thủ đô). Nghị quyết số 27/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 về quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a,b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Bám sát việc triển khai quy hoạch mạng lưới văn hóa và thể thao cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, thành phố đã triển khai các nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Chương trình số 16-CTr/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045”; tham gia xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2025.
Các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở đã trở thành địa chỉ văn hóa phục vụ việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại cộng đồng dân cư góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh trong các tầng lớp Nhân dân.
![]() |
Các thiết chế văn hóa đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân |
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở luôn được thành phố quan tâm đầu tư, hệ thống Cung văn hóa, Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa của các ngành, đoàn thể hoạt động khá tốt. Từ hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa các cấp, các quận, huyện, thị xã chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển nhà văn hóa phường, xã, thị trấn... Hướng đi này đã phát huy tối ưu công năng của hệ thống nhà văn hóa trong việc thực hiện mục tiêu “đưa văn hóa thông tin về cơ sở”, “tạo môi trường để đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật” góp phần tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật của công chúng.
Bên cạnh đó, thành phố đã định hướng cụ thể quy hoạch cây xanh đô thị, đối với khu vực nội đô lịch sử: nâng cấp, cải tạo các công viên hiện có, triển khai các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo công viên, cây xanh theo quy hoạch các quận, huyện và các dự án phê duyệt phù hợp với quy hoạch chung; Đối với khu vực nội đô mở rộng: xây mới kết hợp với nâng cấp các công viên hiện có, hình thành 3 điểm trọng tâm Hồ Tây và phụ cận, Mỹ Đình, Yên Sở.
Đến nay, thành phố đã hoàn thành xây dựng 10 công viên trở thành không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn và có ý nghĩa đối với nhân dân trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, rèn luyện sức khỏe, nâng cao tầm vóc, thể lực của người Việt Nam; hoàn thành việc phát triển 5 không gian văn hóa, phục vụ nhu cầu thưởng thức, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, khám phá ẩm thực của Nhân dân địa phương và du khách tham quan vào mỗi cuối tuần.