Huyện Đông Anh: Chuyển biến rõ nét từ Nghị quyết “5 có, 3 không”
Tăng cường nhận thức về văn hóa cho 15 nghìn đảng viên
Trong 10 năm qua, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, XXIX, Đảng bộ huyện xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của lĩnh vực văn hóa, xây dựng người Đông Anh văn minh, thanh lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện và đất nước.
Cấp ủy và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXVIII, Nghị quyết XXIX xác định rõ và được cụ thể hóa bằng Chương trình số 04-CTr/HU về “Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Đông Anh thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020 – 2025”.
Nghị quyết này được cụ thể hóa bằng đề án:“Phát triển văn hóa – thể thao huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025”; và các kế hoạch để tổ chức thực hiện.
Để Nghị quyết lan tỏa, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai học tập các nghị quyết của Đảng bài bản, sáng tạo, nghiêm túc như: Tổ chức nghiên cứu quán triệt học tập Nghị quyết Đại hội XIII của đảng, học tập nội dung Hội nghị văn hóa toàn quốc của Đảng, Nghị quyết 09 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa, nghị quyết 11 của Thành ủy về đầu tư tu bổ tôn tạo di tích...; các nghị quyết số 250 của huyện ủy về quyết tâm hoàn thành “5 có, 3 không”, cho trên 15 nghìn đảng viên trong toàn huyện bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Sau học tập đảng viên viết thu hoạch và chấm đánh giá nhận thức.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà thi đấu đa năng huyện Đông Anh. |
Theo bà Nguyễn Thị Tám, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh chia sẻ, quá trình tổ chức thực hiện, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành các nghị quyết chuyên đề.
“5 có” bao gồm: Có nhà văn hóa, có sân bóng đá, có công viên mini, có các điểm sinh hoạt cộng đồng, có điểm đỗ xe kết hợp trồng cây xanh. “3 không” bao gồm: Không vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai về trật tự xây dựng và trật tự văn minh đô thị; không ô nhiễm môi trường về nước thải, khí thải, rác thải; không có hộ nghèo. |
Đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 250-NQ/HU ngày 14/2/2022 về quyết tâm phấn đấu hoàn thành “5 có, 3 không” tại các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn Huyện trong năm 2022; Nghị quyết số 394 – NQ/HU về quyết tâm thực hiện “5 có, 3 không và hạ tầng giao thông” trên địa bàn huyện năm 2023 và các năm tiếp theo, Chương trình hành động số 20-CTr/HU ngày 22/3/2022 về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045”…
Đầu tư mạnh cho các thiết chế văn hóa
Ông Đặng Giang Sơn, Trưởng phòng VH- TT huyện Đông Anh cho biết, huyện đã hoàn thành quy hoạch 15/15 phân khu đô thị, 61/81 đồ án quy hoạch phát triển đô thị; hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhà văn hóa hiện đại nhất toàn quốc trên diện tích 6,3ha, với 800 chỗ ngồi; đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả; hoàn thành và đưa vào khai thác thiết chế thể thao cấp huyện trên diện tích 33ha.
10/24 xã thị trấn đã khai thác Trung tâm văn hóa, thể thao. Huyện đã đầu tư, tu bổ, xây mới và khai thác, sử dụng hiệu quả 154/155 = 99,3% NVH thôn, 30/30 = 100% NVH tổ dân phố; 881 khu thể thao thôn, TDP; 233 điểm sinh hoạt cộng đồng, 60 tiểu công viên, 80 điểm đỗ xe tĩnh kết hợp trồng cây xanh; 99 nhà văn hóa, 135 điểm sinh hoạt cộng đồng đã lắp đặt 2530 thiết bị, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời.
Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội thăm Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư Thăng Long tại xã Hải Bối |
Theo ông Sơn, huyện đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đối với nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và trung tâm văn hóa – thể thao các xã, thị trấn. Các nhà văn hoá thôn, tổ dân phố cơ bản đã được đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất đồng bộ, đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chí. Đến nay, toàn huyện có 243 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà văn hoá thôn với tổng kinh phí: 734.920.339 tỷ đồng.
Không chỉ chú trọng đầu tư, huyện Đông Anh còn làm tốt công tác quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả nhà văn hóa, khu thể thao, điểm sinh hoạt cộng đồng bằng việc thành lập Ban chủ nhiệm, kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý Nhà văn hóa thôn, tổ dân phố;… Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động từng năm để thực hiện nhiệm vụ chính trị, các sự kiện, nội dung hoạt động đa dạng, phong phú, thiết thực.
Nhờ những bước đi bài bản, huyện luôn đạt và vượt các chỉ tiêu về xây dựng mô hình văn hóa. Đến năm 2023, Huyện có 95,7% số hộ đạt gia đình văn hóa, 154/155 = 99,3% số thôn đạt danh hiệu “Làng Văn hóa”, 40/40=100% số tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố Văn hóa”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã trở thành nền nếp. Tính đến 6/2024, toàn huyện có 98,91% người qua đời đi hỏa táng.
Lãnh đạo huyện Đông Anh chia sẻ, với sự chỉ đạo quyết liệt, coi văn hóa là nguồn lực nội sinh, huyện đã quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý, khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa; xây dựng quy chế quản lý khai thác thiết chế văn hóa; thành lập Ban chủ nhiệm, các câu lạc bộ, khơi dậy động viên các tầng lớp Nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội hoá, huy động nguồn lực. Nhờ đó, việc phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân của Đông Anh đã trở thành điểm sáng của TP Hà Nội.