Giám sát hiệu quả, quyết sách kịp thời, bứt phá phát triển!

Cơ quan dân cử các địa phương cần nỗ lực cao hơn nữa, trách nhiệm lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, tích cực đổi mới, sáng tạo để phát triển nhanh và bền vững...
Cải cách chính sách tiền lương là quyết sách rất lớn Kỳ vọng những quyết sách căn cơ, sáng suốt với vấn đề trọng đại quốc gia

Sáng 25/3, báo cáo tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, năm 2023, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nước ta đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ với những kết quả khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật.

Trong thành tựu chung đó, có vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cả về công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, của từng địa phương.

Đồng thời, công tác phối hợp, giữ mối liên hệ công tác giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương được tăng cường; các cơ quan đã phối hợp tốt trong công tác tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân… đã tạo sự chủ động linh hoạt, khơi thông và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tạo bước đột phá, góp phần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, môi trường...

Giám sát hiệu quả, quyết sách kịp thời, bứt phá phát triển!
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh.

Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, nguyên nhân của những kết quả đạt được là do HĐND đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời bám sát chương trình công tác, thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; chủ động, linh hoạt giải quyết những vấn đề phát sinh; thống nhất cao và tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi hoạt động, cùng với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hệ thống chính trị ở địa phương, bám sát tình hình thực tiễn, yêu cầu của cuộc sống, ý chí, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, của cử tri để chuẩn bị “từ sớm, từ xa” các nội dung hoạt động.

Bên cạnh đó, sự chủ động, chuyên sâu, chuyên nghiệp, chuyên cần, chuyên tâm, chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐND ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như chất lượng tổ chức một số kỳ họp đột xuất còn hạn chế, việc bố trí thời gian thẩm tra và thảo luận còn ít, tài liệu gửi chậm do vậy việc nghiên cứu tham gia vào nghị quyết kỳ họp gặp khó khăn, công tác giám sát trên một số lĩnh vực hoặc một số nội dung phát sinh giữa 2 kỳ họp hoặc ở một số địa phương thực hiện mô hình chính quyền đô thị, đặc biệt là chưa có biện pháp hữu hiệu thực hiện có kết quả cao các nội dung kiến nghị sau giám sát.

Giám sát hiệu quả, quyết sách kịp thời, bứt phá phát triển!
Các đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Cùng đó, việc tổng hợp trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri ở một số địa phương còn chậm; công tác chỉ đạo chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động HĐND ở nhiều địa phương còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nguyên nhân của hạn chế là do các cơ quan được giao soạn thảo tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết chưa chủ động, việc phối hợp trong công tác khảo sát, đánh giá tác động giữa cơ quan trình và cơ quan thẩm tra ở một số địa phương chưa tốt; một số đại biểu chưa dành thời gian tham dự đầy đủ hoạt động tiếp xúc cử tri…

Bên cạnh đó, do khối lượng công việc ngày càng nhiều, áp lực lớn, nhiều việc gấp, phức tạp, yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ trong khi đa số đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm…

Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, năm 2024 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đã được đề ra, trong bối cảnh tình hình thế giới bất định và khó lường.

Với phương châm "lập pháp chủ động, giám sát hiệu quả, quyết sách kịp thời, bứt phá phát triển", trên cơ sở Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội với quyết tâm cao; HĐND các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành các nghị quyết theo luật định.

Trên cơ sở những kết quả và bài học kinh nghiệm từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị HĐND các tỉnh, thành phố cần nỗ lực cao hơn nữa, trách nhiệm lớn hơn, hành động quyết liệt hơn nữa, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, tích cực đổi mới, sáng tạo để phát triển nhanh và bền vững, chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Cụ thể, HĐND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm túc, thể chế hóa đồng bộ, giám sát quyết liệt, thực hiện hiệu quả, thực chất Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, 6 Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, các nghị quyết của Quốc hội của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và các quy định của pháp luật đảm bảo đồng bộ và tổ chức thực hiện hiệu quả. Quan tâm sớm kiện toàn nhân sự Thường trực HĐND, các Ban HĐND ở một số địa phương hiện còn khuyết thiếu.

Ngoài ra, HĐND các tỉnh, thành phố cần bám sát chương trình xây dựng luật của Quốc hội để định hướng hoạt động của HĐND; tham gia đầy đủ các khảo sát, giám sát theo chương trình, kế hoạch của Quốc hội, UBTVQH và các cơ quan của Quốc hội; tham gia tích cực, hiệu quả vào việc hoàn thiện thể chế, tổ chức thực thi pháp luật ở địa phương; thực hiện tốt vấn đề phân cấp, phân quyền cho địa phương nhất là đối với các thành phố đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị.

Hậu Lộc
Phiên bản di động