Gen Z thành thị ra ở riêng và những bài học để trưởng thành

Được bố mẹ bao bọc quá kỹ, phải sống theo ước muốn, kỳ vọng của phụ huynh, nhiều Gen Z ở thành thị đang mong muốn “vượt sướng” để tự lập.
Nữ MC Gen Z đăng ký hiến tặng tất cả mô tạng Gen Z có đang đòi hỏi quá cao khi đi làm? Vận động viên Gen Z muốn thay đổi “định kiến” về Esports

Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra bạn cần làm chủ cuộc sống của mình. Ra ở riêng là một trong những cách nhanh nhất để thế hệ Gen Z có thể cảm nhận sự trưởng thành của bản thân.

Ra ở riêng có thực sự trưởng thành?

Nhờ được sinh ra và trưởng thành trong thời đại công nghệ số phát triển, thế hện Gen Z thường được nhận định là thế hệ “sướng từ trong trứng”, nhất là Gen Z ở thành phố phố. Thế nhưng khi ở trong sự bao bọc của cha mẹ quá lâu, họ lại muốn “thoát ly” để tự quyết định cuộc sống của bản thân, tự do và sống độc lập, không phụ thuộc vào bất kì ai cả.

Vũ Phương Dung và 1 góc phòng trong căn phòng trọ của mình
Vũ Phương Dung trong căn phòng trọ của mình

Bước sang tới năm thứ ba đại học, Vũ Phương Dung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) quyết định chuyển ra ở riêng, “Mình từng sống với sự chăm sóc kỹ lưỡng của bố mẹ, với tài chính đầy đủ từ gia đình, đó là điều may mắn, nhưng nó lại dần trở thành áp lực khi đối mặt với sự kỳ vọng của bố mẹ. Mình mong muốn sống tự lập, vượt qua cái bóng của phụ huynh”.

Gen Z thành thị ra ở riêng và những bài học để trưởng thành
Một góc phòng trọ của Phương Dung

Cô bạn tâm sự, khi sống riêng, Phương Dung phải hoàn toàn làm chủ cuộc sống của mình, tự kiếm tiền, thậm chí là sống một cách chật vật, vừa ăn hôm nay đã lo bữa ngày mai… thế nhưng việc ra ở riêng đã giúp cô bạn có thể tự xoay sở cho những vấn đề của riêng mình, hình thành thói quen lên kế hoạch, tổ chức cuộc sống cho bản thân.

Ra ở riêng, nhiều khi bạn Đoàn Trần Nam thấy tủi thân
Ra ở riêng, nhiều khi bạn Đoàn Trần Nam thấy tủi thân

Bạn Trần Đoàn Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng từng phải đối mặt với những câu hỏi khi bắt đầu ở riêng như “Có nhà ở Hà Nội sướng thế còn muốn gì nữa, bị thừa tiền à?” hay “Gia đình ở đây mà lại chuyển ra sống riêng trong cùng một thành phố làm gì?”. Thế rồi khi chuyển ra sống một mình, cậu bạn mới thấm thía điều này, việc phải cân đối giữa thu nhập hàng tháng, tiền thuê nhà, tiền ăn,… khiến Nam luôn phải đối diện với những điều không như ý khác.

“Khi mình ở riêng rồi, đi học hay đi làm về có mệt mấy thì cũng phải tự chuẩn bị đồ ăn, trong khi ngày trước được bố mẹ chăm chút. Thế mới biết quý trọng những giây phút ở bên cha mẹ, được chăm chút nhưng chúng ta thường không coi trọng những hành động đó. Giờ đây ra ở riêng, phải lo mọi thứ, nhiều lúc mình cũng cảm thấy tủi thân, nhưng cuộc sống riêng giúp mình trưởng thành và rắn rỏi hơn rất nhiều. Mình cố gắng đi học, đi làm chăm chỉ, sau này trưởng thành, kiếm được tiền rồi mình sẽ trở về sống với bố mẹ”, Nam chia sẻ.

Bữa ăn một mình sau những buổi tăng ca của Đoàn Trần Nam
Bữa ăn một mình sau buổi tăng ca của Đoàn Trần Nam

Dù thế, không ít GenZ lại cho rằng, được sống với bố mẹ, được nghe bố mẹ dạy bảo là điều sung sướng nhất, dù cũng có những lúc khó chịu. Tuy nhiên, bố mẹ luôn là người quan tâm, yêu thương và giúp đỡ khi ta cần.

Ở riêng, cần chuẩn bị tâm lý

Nhiều ý kiến cho rằng, ra ở riêng sẽ giúp GenZ trưởng thành hơn nhưng hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ khi còn đang sống cùng cha mẹ như: đi kiếm tiền, tự chi tiêu mà không xin bố mẹ, tự đóng tiền ăn… những việc làm này cũng là bước đệm để cho các Genz ra ở riêng sau này.

Hiện nay, vấn đề gây tranh cãi nhất chính là độ tuổi được chọn để bắt đầu cuộc sống tự lập. Để có thể ra ở riêng, các bạn trẻ cần tự chủ các điều kiện như độc lập về kinh tế, có kinh nghiệm sống. Việc các em chưa đến độ tuổi thành niên chỉ vì muốn thoát khỏi sự kiềm toả của bố mẹ, muốn tự do hoàn toàn nên đòi đi ở riêng trong khi chưa có khả năng tự lập là không nên. Không ít teen khi ra ngoài ở đã sa ngã bởi không ý thức được sự phức tạp của xã hội, lại được tự do muốn làm gì thì làm

Còn với những Genz đã trưởng thành, đủ để nhận thức và quyết định về cuộc đời mình thì ra ở riêng là để tiện cho việc học tập, làm việc của mình mà không ảnh hưởng đến bố mẹ. Tuy nhiên, khi ra ở riêng các GenZ cần lường trước được nhiều vấn đề trong cuộc sống như: vấn đề về tài chính, tâm lý, cảm xúc...

Đinh Thế Anh cho rằng, điều có thể khiến nhiều bạn vỡ mộng nhất khi dọn ra ở riêng đó chính là vấn đề tài chính
Đinh Thế Anh cho rằng, điều có thể khiến nhiều bạn vỡ mộng nhất khi dọn ra ở riêng đó chính là vấn đề tài chính

Đinh Thế Anh, 23 tuổi đã có 3 năm ra ở riêng chia sẻ: “Điều có thể khiến nhiều bạn vỡ mộng nhất khi dọn ra ở riêng đó chính là vấn đề tài chính. Bạn sẽ cần phải lập danh sách và lên ngân sách cho những khoản chi bắt buộc hàng tháng vì chắc chắn rằng chi phí sẽ tốn hơn rất nhiều so với khi ở chung với gia đình. Ví dụ như: tiền nhà, internet, thực phẩm, phương tiện đi lại, đồ dùng, nội thất, giải trí, quần áo, hay các khoản chi phí không mong muốn có thể phát sinh trong khi bạn đang định cư tại nơi ở mới.

Ngoài ra, khi đổi môi trường sống thì tâm lý của bạn cũng sẽ có sự thay đổi. Với nhiều bạn trẻ Gen Z chủ động muốn ở riêng sẽ sống trong những tháng ngày hào hứng mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn. Có những lúc sẽ không tránh khỏi cô đơn, tủi thân khi cứ phải giải quyết những khó khăn một mình hay phải đối mặt với cảm giác bất an ghé thăm thường xuyên khi bạn không có kế hoạch sống rõ ràng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là bạn cân bằng những thay đổi trong cảm xúc để thích nghi với những điều mới trong cuộc sống của mình. Cũng chính nhờ đó mà bạn sẽ có cơ hội để bản thân mình trưởng thành hơn trong suy nghĩ”.

Đình Trung
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động