Dự kiến, bỏ hình thức kỷ luật tạm dừng học đối với học sinh

Theo Dự thảo Thông tư mới quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh, thay thế Thông tư 08/TT được ban hành từ năm 1988, dự kiến sẽ bỏ các hình thức kỷ luật nặng như tạm dừng học hay đình chỉ học tập, thay vào đó là các biện pháp mang tính giáo dục như viết bản tự kiểm điểm, nhắc nhở và phê bình.
Phát động Cuộc thi “Học sinh tham gia môi trường mạng an toàn, lành mạnh, sáng tạo” Thống nhất chủ trương hỗ trợ bữa trưa cho học sinh ở các xã biên giới Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lịch sử được học sinh lựa chọn nhiều nhất

Hiện Dự thảo này đang đang được Bộ Giáo dục & Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi đến hết ngày 6/7/2025.

Theo đó, đối với học sinh tiểu học, các hình thức kỷ luật chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở và yêu cầu xin lỗi, đồng thời không lưu vào hồ sơ hay học bạ. Đối với học sinh các cấp học còn lại, sẽ áp dụng ba hình thức: nhắc nhở, phê bình và yêu cầu viết bản kiểm điểm – tất cả đều hướng tới mục tiêu giáo dục, không mang tính trừng phạt.

Một trong những điểm đáng chú ý là dự kiến bỏ các hình thức kỷ luật nặng như tạm dừng học hay đình chỉ học tập, thay vào đó là các biện pháp mang tính giáo dục như viết bản tự kiểm điểm, nhắc nhở và phê bình. Mục tiêu là hướng tới sự bao dung, đồng hành và hỗ trợ học sinh tự điều chỉnh hành vi, tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

Theo Quy định về khen thưởng, kỷ luật học sinh có từ năm 1988 thì có hình thức kỷ luật học sinh là khiển trách trước lớp, trước trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần và đuổi học một năm. Năm 2020, Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường học, bỏ hình thức phê bình trước lớp, trường. Mức kỷ luật cao nhất với học sinh là tạm dừng học có thời hạn.

Nếu quy định trong Dự thảo mới được thông qua, mức kỷ luật cao nhất với học sinh là viết bản tự kiểm điểm.

Dự kiến, bỏ hình thức kỷ luật tạm dừng học đối với học sinh
Ảnh minh họa

Theo Bộ GD&ĐT, điều này nhằm bảo đảm tính chủ động, tích cực trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của học sinh; giữ vững kỷ cương, nề nếp trong trường; Tôn trọng, bao dung, khách quan, không định kiến, bảo đảm quyền được tham gia và lợi ích của học sinh đối với các vấn đề liên quan; Bảo đảm phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, thể chất, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm văn hóa vùng miền của từng học sinh.

Dự thảo nhấn mạnh không sử dụng biện pháp kỷ luật mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của học sinh.

Dự thảo cũng mở rộng hình thức khen thưởng gồm: Tuyên dương trước lớp, toàn trường, giấy khen của hiệu trưởng và thư khen. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài trường học cũng có thể phối hợp thực hiện tuyên dương phù hợp.

Thái Sơn
Phiên bản di động