Di tích ở Hà Nội phát huy giá trị ngày càng hiệu quả

Năm 2024, ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội triển khai dịch vụ mới tại các di sản nổi tiếng của Hà Nội như tour đêm tại các di tích, địa điểm văn hóa lịch sử: Di tích nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Bảo tàng Hà Nội; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, đương đại, trò chơi dân gian. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Hà Nội có sự tăng trưởng vượt bậc.
Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý di tích Hà Nội: Thêm 2 điểm tham quan thí điểm hệ thống vé điện tử Quận Hoàng Mai gắn bia di tích cách mạng kháng chiến tại đình Kim Lũ

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.

Theo báo cáo của Sở, trong năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan Thường trực, chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc TP tham mưu tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong Nhân dân.

Thành phố đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, được thành phố giao trực tiếp chủ trì 18 nhiệm vụ, trong đó có 2 sự kiện quan trọng nhất là Ngày hội Văn hóa vì hòa bình và Lễ kỷ niệm cấp quốc gia.

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng, trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội, thông qua đó tạo được không khí, từng bước góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 09 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030, tầm nhìn 2045, thu hút doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực văn hóa sáng tạo, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của TP.

Năm 2024, Hà Nội đã tổ chức 3.021 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong đó, nhiều chương trình lớn, thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Đối với công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể, đã tham mưu UBND TP trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 9 hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục di sản phi vật thể quốc gia gồm: Phở Hà Nội, Nghề làm xôi Phú Thượng, Nghề làm trà sen Quảng An, Lễ hội chùa Thầy, Lễ hội đình Tường Phiêu, Nghề may Trạch Xá, Hội hai làng Văn Giang – Nam Dương, Hội diều làng Bá Dương Nội, Lễ hội làng Keo.

Ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng triển khai dịch vụ mới tại các di sản nổi tiếng của Hà Nội như tour đêm tại các di tích, địa điểm văn hóa lịch sử: Di tích nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Bảo tàng Hà Nội; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, đương đại, trò chơi dân gian.

Di tích ở Hà Nội phát huy giá trị ngày càng hiệu quả
Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu tại Hội nghị

Các hoạt động giáo dục truyền thống đã thu hút lượng lớn khách trong nước, quốc tế đến thăm và trải nghiệm.

Tính đến đến tháng 12/2024, thành phố đón gần 3,4 triệu lượt khách (trong đó du khách quốc tế gần 2 triệu lượt), tham mưu các cơ quan Trung ương và TP Hà Nội tổ chức đón tiếp hơn 50 đoàn ngoại giao quốc tế đến tham quan.

UBND TP ban hành kế hoạch quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024. Trên địa bàn TP đã có 1.551 lễ hội được tổ chức. Công tác phối hợp quản lý giữa các Sở, ban, ngành TP, UBND quận, huyện, thị xã đã diễn ra an toàn, hiệu quả, văn minh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân Thủ đô và du khách, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp Tết Nguyên đán và đầu năm mới.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố đã đánh giá cao những nỗ lực của ngành Văn hóa và Thể thao trong năm qua khi đã đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu, với vai trò, vị thế của mình, ngành văn hóa và thể thao cần tập trung giải quyết những vấn đề cần quan tâm như: Thay đổi các tiếp cận để triển khai các hoạt động, trong đó cần tổ chức các hoạt động mang tính định hướng, dẫn dắt để lan tỏa, tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động văn hóa và thể thao, giảm dần các sự kiện có quy mô lớn, hiệu quả chưa cao, đi sâu vào hoạt động văn hóa cơ sở.

Di tích ở Hà Nội phát huy giá trị ngày càng hiệu quả

Tour thu hút rất nhiều du khách mỗi dịp cuối tuần đến Hoàng Thành Thăng Long

Cũng theo đồng chí, cần tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về văn hóa; tập trung xây dựng các Đề án liên doanh, liên kết theo tinh thần Nghị quyết 28 của HĐND Thành phố. Các đơn vị sự nghiệp, các Nhà hát cần triển khai sớm việc thực hiện gắn với việc phát triển công nghiệp văn hóa; nâng tầm các sự kiện thể thao do Hà Nội tổ chức; quan tâm tới công tác quản trị của Sở; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng… để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, sáng tạo và chuyên nghiệp.

Thái Sơn
Phiên bản di động