Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non, khích lệ “cô nuôi dạy trẻ”

Tăng cường tuyển dụng giáo viên mầm non theo chế độ đặc cách đối với các giáo viên đang diện hợp đồng; không thực hiện tinh giản biên chế với giáo viên mầm non… là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Cả nhà căng thẳng vì lời cô nhận xét “Ôm đồ xuống mầm non mà học” “Trực trưa 2 tiếng rưỡi được 20.000 đồng, nói ra điều này chúng tôi rất buồn” Công an huyện Sóc Sơn triệu tập một số giáo viên trong vụ bé trai tử vong khi chơi cầu trượt ở trường Thầy giáo 14 năm dạy trẻ mầm non giữa Sài Gòn Ngày nhập ngàn vai, cô giáo mầm non được phụ huynh phong ‘siêu nhân’

Sự thấy hiểu, sẻ chia này của người đứng đầu ngành giáo dục là niềm khích lệ lớn đối với hàng ngàn giáo viên đang làm công tác giáo dục mầm non đầy vất vả, nhọc nhằn.

de xuat khong giam bien che voi giao vien mam non khich le co nuoi day tre

“Cô yêu từng đôi mắt sáng/ Long lanh như những giọt sương” – “phải lòng” lời hát ca ngợi nghề giáo viên mầm non giản dị mà chân thành ấy nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, chị Đinh Thị Thêu (Đống Đa, Hà Nội) đã ấp ủ mơ ước có một ngày được trở thành “cô nuôi dạy trẻ”. Thế nhưng, khi thực sự bước chân vào nghề, chị mới thấu hiểu nỗi nhọc nhằn.

“Không chỉ cần năng khiếu múa hát, biết pha trò, chăm sóc trẻ, nghề giáo viên mầm non còn đối mặt với nhiều áp lực từ phía phụ huynh. Các gia đình ở thành phố đều chỉ có từ 1 – 2 con. Các con ở nhà là những “cậu ấm”, “cô chiêu” được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng. Vì vậy, chỉ cần các con ở lớp xảy ra va chạm, xô xát với các bạn hay lười ăn không tăng cân, nôn trớ… cũng khiến giáo viên phải đau đầu để giải thích với phụ huynh”, cô Thêu bày tỏ.

Mỗi ngày làm việc của cô Thêu và các đồng nghiệp bắt đầu từ 7h sáng. Các cô có mặt ở trường để dọn dẹp, vệ sinh lớp học, chuẩn bị bữa ăn sáng, rồi đón trẻ…

Vất vả, nhọc nhằn là thế nhưng với giáo viên hợp đồng, đồng lương eo hẹp cùng những chế độ, chính sách bấp bênh khiến cuộc sống của các cô gặp không ít khó khăn. Niềm mong mỏi của họ là được vào biên chế để “yên tâm công tác”, có thu nhập ổn định hơn.

Chính vì vậy, những đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc không tinh giảm biên chế đối với giáo viên mầm non giống như một sự khích lệ, động viên, sẻ chia lớn lao.

Cụ thể, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thông tin về kết quả của ngành Giáo dục năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục mầm non tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng cho biết, vừa qua, Bộ GD - ĐT phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất và Chính phủ đã phê duyệt 20.300 biên chế giáo viên mầm non, hiện nay, đang giao cho 14 tỉnh có dân số cơ học tăng và 5 tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh cần sử dụng số biên chế này đúng đối tượng.

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đề nghị các tỉnh ưu tiên, tăng cường tuyển dụng giáo viên mầm non theo chế độ đặc cách với các giáo viên đang diện hợp đồng mà Chính phủ đã hướng dẫn. Hiện nay, cả nước thiếu khoảng 43.700 giáo viên mầm non.

Vì thế, lãnh đạo các địa phương quan tâm, tuyển dụng đủ số giáo viên này theo lộ trình, đặc biệt là trong số biên chế giáo viên giao cho các địa phương.

"Đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế với giáo viên mầm non vì hiện tại đang rất thiếu. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở tư thục độc lập, không đảm bảo dễ dẫn đến mất an toàn cho trẻ hoặc bạo hành trẻ", Bộ trưởng nhấn mạnh.

“Tôi mong đề xuất này sớm được phê duyệt để nhiều giáo viên mầm non đang “canh cánh” nỗi lo bị tinh giảm biên chế yên tâm công tác; đồng thời khích lệ các bạn trẻ lựa chọn ngành sư phạm mầm non để có đội ngũ kế cận về sau” – đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Linh (giáo viên một trường mầm non ở quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Đặc biệt, rất nhiều phụ huynh cũng bày tỏ ý kiến đồng thuận trước đề xuất này vì một môi trường giáo dục tốt hơn cho con, em mình. Từ Thanh Hóa ra Hà Nội làm việc, anh Nguyễn Minh Long hiện là công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Vì các trường mầm non công lập đều quá tải nên vợ chồng anh phải gửi con ở cơ sở tự phát. Dù rất lo con không được chăm sóc đầy đủ, mất an toàn tại trường học nhưng vợ chồng anh không còn giải pháp nào khác.

Anh chia sẻ: “Tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là ở các địa phương có khu công nghiệp phát triển mạnh, tăng dân số cơ học khiến số trẻ tăng nhanh dẫn đến không đủ cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cơ sở giáo dục mầm non được mở rộng hơn nữa, tuyển dụng được đội ngũ giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề để chúng tôi yên tâm lao động, sản xuất”.

Hà Nội đề xuất dành gần 3.000 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách

Cuối năm 2019, UBND thành phố Hà Nội có tờ trình gửi HĐND thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020.

Theo đó, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Thành phố trong năm 2020, UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố xem xét về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của thành phố năm 2020.

Hà Nội sẽ tăng 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách theo Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5.11.2014 của Bộ Nội vụ và một phần dự phòng phát sinh năm 2020, tạm thời đưa vào Quỹ dự phòng biên chế và sẽ phân bổ cho các trường trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động