Đề nghị tắt sóng 2G từ năm 2022, điện thoại “cục gạch” sắp hết thời

Việc loại bỏ công nghệ 2G sẽ cho phép giải phóng băng tần cho các công nghệ di động mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí, dành nguồn lực để phát triển cho công nghệ 5G mới.    
Apple sẽ chỉ cho ra mắt một mẫu iPhone hỗ trợ mạng 5G vào năm tới? Điện thoại “cục gạch” đang cạnh tranh quyết liệt với smartphone

Bộ Thông tin và Truyển thông (TT&TT) đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022

Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành TT&TT ngày 28/12 vừa qua.

Lý do tắt sóng mạng 2G là do hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại đồng thời 3 công nghệ di động mặt đất là GSM (2G) triển khai năm 1990, IMT 2000 (3G) triển khai từ năm 2009 và LTE-A (4G) triển khai từ 2016.

Như vậy, nếu triển khai thương mại mạng 5G vào năm 2020 thì từ năm 2021, trên mạng viễn thông Việt Nam tồn tại đồng thời 4 công nghệ di động.

Việc duy trì cùng lúc 4 công nghệ này bắt buộc các doanh nghiệp phải duy trì vận hành, khai thác 4 mạng công nghệ di động riêng biệt, gây tốn kém cho doanh nghiệp, tài nguyên tần số bị chia nhỏ. Đồng thời, doanh nghiệp không tập trung nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.

Theo lãnh đạo Bộ TT&TT, việc loại bỏ công nghệ 2G cho phép giải phóng băng tần cho các công nghệ di động mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí khai thác, dành hạ tầng thụ động để phát triển các trạm phát sóng 5G.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đã khẳng định, sẽ xem xét cấp phép chính thức 5G cho các doanh nghiệp vào năm 2020.

Như vậy, cùng với việc đưa ra lộ trình tắt sóng 2G, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm 5G cho các doanh nghiệp viễn thông di động gồm: VNPT, MobiFone, Viettel.

de nghi tat song 2g tu nam 2022 dien thoai cuc gach sap het thoi
Tắt sóng 2G sẽ khiến những chiếc điện thoại ''cục gạch'' không còn khả năng thực hiện các chức năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin.

Hiện Viettel đã chính thức thử nghiệm công nghệ này tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, VNPT, MobiFone đang triển khai đầu tư, lắp đặt hệ thống thiết bị 5G thử nghiệm trên thực địa và thử nghiệm trong năm 2019.

Số thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam năm 2019 hiện đạt hơn 125,8 triệu, giảm 3,6%. Số thuê bao băng rộng có sự gia tăng đáng kể, trong đó thuê bao di động băng rộng (3G, 4G) đạt hơn 61,3 triệu thuê bao, chiếm hơn 48 %; số còn lại hiện vẫn dùng công nghệ 2G.

Được biết, 2G là thế hệ mạng di động thứ 2, có khả năng phủ sóng rộng khắp, giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại để nghe, gọi.

Nếu đề xuất tắt sóng 2G vào năm 2022 được thông qua, đa số những chiếc điện thoại cơ bản, hay còn được gọi là điện thoại "cục gạch" sẽ không còn khả năng thực hiện các chức năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin.

Thanh Thắng (t/h)
Phiên bản di động