Đề nghị tăng cường thanh kiểm tra việc kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Giá phân bón urê có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và giảm mạnh từ tháng 6/2022 Nỗi lo buôn lậu, phân bón giả khi giá tăng cao Bộ Công thương lý giải việc tiếp tục áp thuế tự vệ với phân bón DAP và MAP |
Đây là một trong những nội dung trong thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo công tác dân nguyện tháng 3/2022 của Quốc hội, tại phiên họp thứ 10.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan có giải pháp ổn định giá các mặt hàng tiêu dùng và thức ăn chăn nuôi.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).
Thời gian qua, thị trường phân bón thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là tình hình chiến sự Nga - Ukraina làm thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, từ đó làm giá phân bón tăng cao.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... |
Đáng nói, trong bối cảnh giá phân bón tăng cao thì nguy cơ xảy ra tình trạng buôn lậu, sản xuất phân bón giả lại là một vấn đề mà cơ quan chức năng lo ngại. Thực tế, thời gian qua, lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều vụ vi phạm kinh doanh mặt hàng này.
Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo công bố việc xử phạt 92 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón kém chất lượng như: Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Nhuận Việt; Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Giang; Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hóa Chất An Phú; Công ty TNHH Nguyễn Duy; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nam Thái Dương; Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam SYMBIO; Công ty Cổ phần Hóa chất và Công nghệ Hà Nội; Công ty Cổ phần Tổng Công ty Nông nghiệp Quảng Bình; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thảo Tín; Công ty Cổ phần Gemachem Việt Nam; Công ty TNHH GROW MORE; Công ty TNHH Thương mại XNK Minh Khang; Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam; Công ty TNHH Phát Thiên Phú; Công ty TNHH Kim Phú Tài...
Các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng gồm: Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát; Công ty TNHH Quốc tế Hóa sinh Thụy Sĩ; Công ty TNHH Real Chemical; Công ty TNHH Hóa Nông HBR; Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Bản Việt; Công ty TNHH Map Pacific Việt Nam; Công ty TNHH Việt Hóa Nông; Công ty TNHH Sundat Crop Science; Công ty Cổ phần Sunseaco Việt Nam; Công ty TNHH MTV Giải pháp Nông nghiệp Tiên Tiến - Long An...