Dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn

Nhân kỷ niệm 241 năm ngày mất của Nhà bác học Lê Quý Đôn (1784 – 2025), chiều 10/5, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã thành kính dâng hương tại từ đường và Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn.
UNESCO phê duyệt khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn Bảo tồn và phát huy giá trị di sản của nhà bác học Lê Quý Đôn Tình nguyện viên tiếp sức, chắp cánh ước mơ cho các sĩ tử

Lễ dâng hương có các đồng chí: Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Nguyễn Văn Giang - Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy; Phạm Đồng Thụy, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh; Trần Hữu Nam, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; Trần Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Phạm Cao Quân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Phạm Văn Bình, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; Đinh Bá Khải, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện.....

Dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn

Trong không khí trang nghiêm và thành kính, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện đã thành kính dâng hương, bày tỏ lòng tri ân đối sâu sắc đối với vị danh nhân văn hóa, người con ưu tú kiệt xuất của quê hương, nhà bác học lớn nhất của Việt Nam ở thế kỷ XVIII...

Nhà bác học Lê Quý Đôn hồi nhỏ tên Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ngày 2/8/1726 ở làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngay từ thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời gọi là thần đồng.

Năm 5 tuổi, Lê Quý Đôn đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, đọc hết các sử sách của Bách Gia Chư Tử. Năm 14 tuổi khi theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long, Lê Quý Đôn đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia.

Dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn
Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình thành kính dâng hương

Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình Lê – Trịnh. Sự nghiệp sáng tác của Lê Quý Đôn rất đồ sộ, ông đã biên soạn nhiều đầu sách bao gồm hầu hết các tri thức đương đại như lịch sử, thơ văn, triết học, chú giải kinh điển, tổng loại; trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị văn học và ý nghĩa lịch sử rất lớn đến ngày nay như: quần thư khảo biện, vân đài loại ngữ, kiến văn tiểu lục…

Danh nhân Lê Quý Đôn với tài trí thông minh và kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho hậu thế khoảng 40 bộ sách bao quát hầu hết các tri thức đương thời như: Lịch sử, địa lý, thi ca, nhiều tác phẩm khảo cứu, diễn nghĩa, chú giải, bàn giảng các kinh điển, cổ thư và nhiều tác phẩm thơ Nôm.

Dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn
Ngay sau lễ dâng hương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện Hưng Hà trồng cây lưu niệm tại khu vực nhà tưởng niệm

Trước đó, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm ngày sinh của ông vào năm 2026.

Tại Kỳ họp lần thứ 221 Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris từ ngày 7-17/4 vừa qua, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 43 ra Nghị quyết phê duyệt cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn
Khu tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
Dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn
Danh nhân Lê Quý Đôn với tài trí thông minh và kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho hậu thế khoảng 40 bộ sách bao quát hầu hết các tri thức đương thời như: Lịch sử, địa lý, thi ca, nhiều tác phẩm khảo cứu, diễn nghĩa, chú giải, bàn giảng các kinh điển, cổ thư và nhiều tác phẩm thơ Nôm.
Thái Sơn
Phiên bản di động