Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến tại các cuộc giám sát

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đoàn địa biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố, Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố đã phối hợp triển khai 4 Đoàn giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 5 đoàn giám sát của các Ủy ban của Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung lớn, phức tạp, quan trọng.
Hà Nội lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thăm, tặng quà đối tượng chính sách tại huyện Mê Linh Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tích cực đóng góp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phát biểu tham luận tại Hội nghị Triển khai Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội sáng 27/9, đại diện Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội bày tỏ sự thống nhất cao đối với những đánh giá tình hình thực hiện Chương trình giám sát năm 2022 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thống nhất cao với các nội dung triển khai Chương trình giám sát năm 2023.

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến tại các cuộc giám sát
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tham luận tại hội nghị

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhấn mạnh, năm 2022, trong bối cảnh tình hình cả nước thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai Chương trình giám sát năm 2022 với rất nhiều đổi mới. Nổi bật trong đó là hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong thời gian qua đổi mới cả về phương thức, nội dung và quy trình tổ chức thực hiện; Giám sát chuyên đề của Quốc hội tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, rõ nét với những chuyên đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân; Nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát được các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao.

Các nội dung được lựa chọn giám sát đều là những vấn đề lớn, quan trọng, là điều kiện để các cấp chính quyền địa phương đánh giá một cách nghiêm túc tình hình tổ chức thực hiện, kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, triển khai cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tại địa phương.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, công tác giám sát theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức một cách chủ động, nghiêm túc; Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, đúng tiến độ giám sát và chất lượng báo cáo kết quả giám sát theo quy định.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đoàn ĐBQH thành phố, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam thành phố đã phối hợp triển khai 4 Đoàn giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 5 đoàn giám sát của các Ủy ban của Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung lớn, phức tạp, quan trọng. Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội chủ động tổ chức 1 đoàn khảo sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân chủ ở cơ sở giai đoạn 2016-2021” (theo Quyết định số 07/QĐ-ĐĐBQH ngày 21/7/2022 của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội).

Các vị đại biểu Quốc hội thành phố đã rất trách nhiệm, tham gia đầy đủ và đóng góp nhiều ý kiến tại các cuộc giám sát. Những nội dung giám sát chuyên đề được thực hiện đồng bộ trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, các vấn đề an sinh được cử tri quan tâm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội còn có những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện như: Nội dung giám sát rộng, đối tượng chịu sự giám sát lớn nên báo cáo giám sát còn dàn trải; Có báo cáo của đơn vị bám sát đề cương, chưa thật sự đánh giá khách quan về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu theo yêu cầu của Đoàn giám sát dẫn đến phải bổ sung nội dung báo cáo.

Vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật; công tác lập pháp, thẩm định, phê duyệt các quy định còn bất cập, thiếu đồng bộ, tiến độ thực hiện chậm (nội dung này thể hiện rõ khi đoàn giám sát của Quốc hội về giám sát tại thành phố Hà Nội về Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội).

Từ những bất cập hạn chế nêu trên, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội từng bước cụ thể hóa địa vị pháp lý của Đoàn giám sát, khảo sát trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đoàn giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo điều hòa các hoạt động giám sát, khảo sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đảm bảo hài hòa, thống nhất về thời gian đối với các cơ quan của thành phố Hà Nội; Đồng thời đề nghị tiếp tục tăng cường các hoạt động giám sát, nội dung tập trung vào một số lĩnh vực: công tác quy hoạch, công tác quản lý đất đai; Các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh COVID-19; Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân và việc thực hiện các kết luận giám sát nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp.

Ánh Dương
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động