Đại biểu Quốc hội chất vấn về "lời nguyền" được mùa mất giá, ùn ứ nông sản

Các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình trạng được mùa mất giá và ùn ứ nông sản ở cửa khẩu.
Nông sản, thực phẩm an toàn tiếp cận thị trường Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản sau đại dịch Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?

Trong buổi chất vấn chiều 7/6, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) đã nêu vấn đề giải pháp nào để giải quyết điệp khúc "được mùa mất giá" chưa hồi kết, sản xuất nông nghiệp vẫn theo chiều rộng, tự phát, tiêu thụ phụ thuộc số ít thị trường.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, tình trạng "được mùa, mất giá" như một "lời nguyền" tồn tại suốt thời gian qua.

Theo ông Hoan, khi cung vượt cầu khiến giá xuống là một quy luật kinh tế và phải không chế được quy luật bằng hai cách. Thứ nhất là khi dư thừa thì chúng ta biết cách tồn trữ, chế biến để giảm lượng đưa ra thị trường và thứ hai là chuẩn hóa nông sản để thị trường thông suốt.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận khuyết điểm trong điều hành, chuẩn hóa nông sản. Do đó, cần phải tổ chức lại sản xuất, thông tin minh bạch số lượng mùa vụ cho từng loại nông sản, phân bổ trong từng loại thị trường xuất khẩu, nội địa.

Đại biểu Quốc hội chất vấn về
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn

Về câu chuyện nhiều nhà vườn phải phá bỏ vườn thanh long do bí đầu ra, chi phí vật tư đầu vào tăng cao, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, chỉ khoảng 1/10 sản xuất theo quy trình hợp tác xã, phần lớn là bà con trồng không theo quy chuẩn, thấy người ta làm thế thì làm theo và sự cạnh tranh giữa các nhà vườn, hợp tác xã tạo ra sự bất ổn để có danh chính ngôn thuận một vùng nguyên liệu ổn định.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho các viện nghiên cứu làm sao chuẩn hóa lại quy trình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để làm sao chúng ta tiết giảm được chi phí đầu vào.

"Tôi làm việc với các cơ quan nước ngoài, người ta đang tiến đến một nền nông nghiệp với phương châm ít hơn để được nhiều hơn, tức là tiết giảm đầu vào ít hơn, tối thiểu hóa chi phí song tối đa hóa lợi nhuận", ông Hoan cho biết.

Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Hoàng Anh Công (Đoàn Thái Nguyên) đặt vấn đề về việc thời gian qua cử tri rất lo lắng tình trạng ùn tắc nông sản tại cửa khẩu phía Bắc. Một trong những nguyên nhân là yêu cầu về chất lượng nông sản của Trung Quốc ngày càng cao, vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp gì để tăng chất lượng nông sản?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu chỉ là vấn đề đột biến trong thời gian ngắn, do vấn đề kiểm soát dịch bệnh phía Trung Quốc khác với Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Hoan cũng thừa nhận thị trường Trung Quốc ngày càng khó tính, trong khi nông dân Việt Nam đã quen đây là thị trường dễ tính, nước bạn đang siết chặt chất lượng nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nông dân chậm thay đổi.

Về giải pháp, ông Hoan cho biết, do 14 triệu hộ nông dân trên cả nước khó truyền thông hết được, nên đầy rủi ro. Do đó, chỉ có cách là tổ chức lại ngành hàng sản xuất, tổ chức thị trường để thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Ngoại giao đang xây dựng dự thảo chiến lược xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, để chuyển dần dần, rồi một ngày nào đó nông sản Việt Nam danh chính ngôn thuận nhập khẩu sâu vào nội địa, ở phân khúc thị trường cấp cao", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững thời gian tới là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nên vị tư lệnh ngành nông nghiệp mong nông dân cả nước tham gia vào kinh tế tập thể, tổ chức lại sản xuất, thị trường, hiệp hội ngành hàng để thay đổi tư duy sản xuất và định vị thương hiệu nông sản trên thị trường.

Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ? Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?
Mỗi ngày có hàng nghìn tấn nông sản tại Vĩnh Long cần được hỗ trợ tiêu thụ Mỗi ngày có hàng nghìn tấn nông sản tại Vĩnh Long cần được hỗ trợ tiêu thụ
Giá thấp, nhiều nông dân tích trữ lúa chờ lên cao mới bán Giá thấp, nhiều nông dân tích trữ lúa chờ lên cao mới bán
Hậu Lộc
Phiên bản di động