Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được gửi gắm qua nghệ thuật Sân khấu Cải lương

Tối 4/10, tại nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần IV-2019. Liên hoan năm nay sẽ hứa hẹn nhiều điều mới mẻ đến từ 21 đơn vị nghệ thuật trong nước và Quốc tế. Đáng chú ý có vở Cải lương “Niềm khát” đã tạo dấu ấn đặc biệt đối với khán giả khi mang tới những cảm xúc đặc biệt về cuộc cách mạng 4.0 thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật cải lương.
Miễn phí đào tạo 300 chỉ tiêu ngành hiếm, khó tuyển sinh trong lĩnh vực nghệ thuật Tranh 'biến hình' bằng giấy ghi chú gây sốt cộng đồng mạng Tranh 3D ghép từ hoa tươi “Làm cho thế giới sạch hơn” bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ hô hào Tác phẩm điêu khắc khổng lồ mô phỏng nghệ thuật Origami Đón đợi Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2019 Triển lãm - Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương

Vở Cải lương “Niềm khát” sẽ chỉ gói gọn trong 90 phút nhưng với sự góp sức của NSND Hoàng Anh Tú, nhạc sĩ Ðặng Tiến Ðạt, Huỳnh Tấn và Trương Minh Châu, hứa hẹn vở diễn sẽ thu hút người xem đến với câu chuyện về Tiến sĩ Trung - nhà khoa học say mê nghiên cứu và sáng tạo robot. Tuy nhiên, đã có những kẻ xấu ăn cắp nghiên cứu của ông, để tạo ra những robot hủy diệt môi trường, đốt phá rừng để khai thác gỗ trái phép nhằm trục lợi cá nhân. Ðể dữ liệu và kỹ thuật vận hành không rơi vào tay bọn tội phạm, Tiến sĩ Trung đành đau đớn nhìn các robot bị hủy diệt…

cuoc cach mang cong nghiep 40 duoc gui gam qua nghe thuat san khau cai luong
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được gửi gắm qua nghệ thuật Sân khấu Cải lương

Trước đó, Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao & Du lịch Lê Kim Bằng đã nhận xét: “Niềm khát” bên cạnh kịch bản hay, mới lạ còn mang đến một sân khấu đẹp với những xúc cảm khó quên. Tuy sự thể nghiệm mới mẻ, sáng tạo nhưng vở diễn vẫn giữ được hồn cốt của cải lương truyền thống. “Niềm khát” hứa hẹn khi công diễn sẽ ghi được những dấu ấn riêng với khán giả trong và ngoài tỉnh, và nhất là với lớp khán giả trẻ hôm nay”.Đây được đánh giá là một vở diễn mang tính đột phá về chủ đề, kỹ thuật sân khấu cũng như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc truyền thống với hiện đại.

Vở Niềm khát có sự tham gia chính của dàn diễn viên trẻ, tài năng, tâm huyết và có “sắc vóc” của Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai như: Nghệ sĩ Khánh Dư (vai tiến sĩ Trung); Phương Thảo (vai Bích Hà); Hoài Minh (vai Minh); Sang Sang (vai Khánh Ngọc); Ðông Nguyên (vai Duy). Đặc biệt, dàn múa là những diễn viên trẻ chuyên nghiệp, kết hợp rất đồng đều và nhuần nhuyễn.

cuoc cach mang cong nghiep 40 duoc gui gam qua nghe thuat san khau cai luong
Một cảnh trong vở cải lương "Niềm khát"

Trao đổi với NSƯT Quế Anh tác giả kịch bản, đạo diễn của vở “Niềm khát” chia sẻ: “Đổi mới là xu thế tất yếu của sân khấu truyền thống nói chung và sân khấu cải lương nói riêng để đến gần hơn với khán giả. Và sự đón nhận bước đầu của khán giả với những sản phẩm mới của Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai như Hồi sinh, Bão táp một vương triều…là tín hiệu rất đáng mừng. Quế Anh mong muốn với vở “Niềm Khát” cũng sẽ được đón nhận và yêu thích như vậy”.

Mặc dù viết về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những robot thế hệ mới nhưng người xem vẫn nhận ra những giá trị cốt lõi của cải lương “Niềm khát”. Ở đó gửi gắm thông điệp: Người làm khoa học chân chính là phải có chiều sâu văn hóa, có khát vọng được sống và cống hiến cho đời”. Ngoài ra vở diễn cũng đưa ra được nhiều vấn đề mang tính thời sự như: Thực trạng tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng khi khoa học càng phát triển; là vấn nạn nạn "bức tử" rừng, là sự xuất hiện của robot thông minh thay thế con người...

cuoc cach mang cong nghiep 40 duoc gui gam qua nghe thuat san khau cai luong
Phân đoạn dễ dàng lấy đi nước mắt của khán giả trong vở "Niềm Khát"

Với việc chọn đề tài mới cùng một lớp diễn viên trẻ, tài năng và nhiệt huyết vào vở cải lương "Niềm Khát" mang tính thử nghiệm đã minh chứng cho sự bứt phá, đổi mới của Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai.

Phải nói rằng, là một tác giả viết kịch bản trẻ, rất hiếm hoi của sân khấu cải lương, một đạo diễn mới trong làng cải lương nhưng những gì mà NSƯT Quế Anh mạnh dạn thể hiện đã đưa cái mới vào nghệ thuật truyền thống, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn mà bất cứ ai khi xem không thể rời mắt.

Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần IV-2019 kéo dài từ ngày 4 đến 13-10 với 14 đơn vị nghệ thuật trong nước và 7 đoàn quốc tế đăng ký tham gia.

Các đoàn luân phiên thi diễn tại các địa điểm nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát Tuổi Trẻ, rạp Đại Nam, nhà hát VOV, nhà hát kịch VN, nhà hát múa rối Thăng Long, Liên đoàn xiếc Việt Nam…

Mỗi ngày có từ 2, 3 buổi thi vào các suất 9h, 14h và 20h. Xen giữa các buổi thi là những buổi hội thảo nhỏ để nhìn nhận, đánh giá, thảo luận về các thử nghiệm trong những vở diễn dự thi.

Kể từ liên hoan lần III-2016, ban tổ chức đã ấn định liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế sẽ diễn ra 3 năm một lần tại Việt Nam. Các vở diễn mở rộng cửa đón chào khán giả, không bán vé.

Đinh Linh
Phiên bản di động