Cơn khát lao động lành nghề trên toàn cầu
Cuộc đua thu hút lao động tay nghề cao
Tình trạng thiếu lao động đang diễn ra gay gắt trên khắp thế giới. Vấn đề này ở New Zealand đặc biệt nghiêm trọng hơn.
Theo báo cáo của Công ty tư vấn kinh tế Sense Partners, New Zealand sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong tương lai khi dân số già đi, khiến thị trường lao động vốn đã khan hiếm trở nên tồi tệ hơn. Ước tính, quốc gia này sẽ thiếu 250.000 lao động vào năm 2048 nếu xu hướng hiện tại tiếp tục.
Báo cáo chỉ ra rằng, dân số già và tỷ lệ sinh giảm đồng nghĩa New Zealand sẽ sớm có nhiều người bước vào tuổi nghỉ hưu hơn là tham gia lực lượng lao động. Trong khi đó, lực lượng lao động chính (những người từ 15 - 64 tuổi) đã đạt đỉnh và được dự đoán sẽ giảm từ đầu những năm 2030, trừ khi có thêm nhiều người nhập cư.
Do vậy, Chính phủ New Zealand đang xem xét dỡ bỏ giới hạn số người cư trú mỗi năm cho từng địa phương - quy định đang khiến lao động tay nghề cao không thể định cư ở New Zealand ngay cả khi có nhu cầu thực tế.
Y tá, bác sĩ, chuyên gia y tế là những lao động đặc biệt thiếu hụt ở New Zealand (Ảnh: health.govt.nz) |
Từ tháng 10/2023, Chính phủ nước này sẽ đơn giản hóa quy trình tuyển chọn người nhập cư tay nghề cao; Đồng thời nhanh chóng xem xét đơn xin nhập cảnh và giúp việc định cư trở nên dễ dàng.
Các doanh nghiệp quốc đảo này cho biết việc đảm bảo những người di cư có tay nghề cao và gia đình của họ có thể được định cư ở New Zealand sẽ là một yếu tố lớn để thu hút những nhân tài quốc tế.
Tại Châu Âu, Quốc hội Liên bang Đức đã thông qua luật nhập cư mới nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cuối tháng trước.
Luật nhập cư mới là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư, nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động chưa từng có tại Ðức.
Luật vừa được thông qua không chỉ mở rộng cơ hội cho lao động tay nghề cao mà còn biến Ðức thành điểm đến hấp dẫn của lao động lành nghề đến từ các nước ngoài EU.
Hiệp hội các phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho biết hơn 50% số công ty của nước này đã phải vật lộn để lấp đầy vị trí tuyển dụng do thiếu lao động lành nghề. Tỷ lệ các công ty gặp khó khăn trong tuyển dụng ở mức cao chưa từng có.
Theo kết quả khảo sát 22.000 công ty của DIHK, 53% đơn vị báo cáo tình trạng thiếu hụt lao động.
Theo đó, yêu cầu để lao động nước ngoài được làm việc tại Ðức sẽ nới lỏng hơn. Một điểm quan trọng trong luật mới là việc cấp “thẻ cơ hội”, cho phép những người đến Ðức có thời hạn một năm để tìm việc làm, với điều kiện tự bảo đảm cuộc sống. Ðể có “thẻ cơ hội”, người nhập cư phải đạt ít nhất 6 trong tổng số tối đa 10 điểm, được tính dựa trên các yếu tố như trình độ, khả năng sử dụng tiếng Ðức, tuổi tác và mối liên hệ với nước Ðức.
Cạnh tranh giữa các quốc gia
Với dân số già hóa nhanh chóng, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng ở một số lĩnh vực.
Trước tình hình này, Chính phủ đất nước mặt trời mọc đã quyết định giảm bớt các điều kiện đối với việc cấp thị thực lao động cho người nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh thu hút lao động có tay nghề cao đang rất khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.
Một ứng viên cho chương trình công nhân lành nghề làm bài kiểm tra tại thành phố Fujinomiya, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản (Ảnh: Kyodo) |
Cơ quan Dịch vụ nhập cư Nhật Bản cho biết, Chính phủ nước này sẽ giới thiệu một hệ thống mới, đơn giản hơn để cấp thị thực tay nghề cao cho lao động nước ngoài nhằm thu hút nhân tài.
Theo chính sách mới, Chính phủ sẽ cấp thị thực cho ứng viên nước ngoài; Áp dụng chính sách ưu đãi cho những người đáp ứng các điều kiện nhất định, chẳng hạn như có thu nhập hằng năm là 20 triệu yên (151.000 USD) và có bằng thạc sĩ.
Theo hệ thống dựa trên tính điểm hiện tại của Chính phủ Nhật, điểm được được phân bổ theo các danh mục bao gồm học vấn và thời gian đi làm, cũng như thu nhập hằng năm.
Tuy nhiên, cách tính này bị xem là quá phức tạp trong bối cảnh cuộc đua thu hút lao động tay nghề cao trên toàn cầu đang nóng lên.
Hiện những ứng viên có số điểm vượt mức nhất định sẽ được cấp thị thực tay nghề cao với thời hạn 5 năm và có thể nhận được thị thực với thời gian lưu trú không giới hạn sau 3 năm.
Thị thực tay nghề cao được cấp cho 3 loại hoạt động gồm: Nghiên cứu học thuật nâng cao; Các hoạt động chuyên ngành, kỹ thuật nâng cao; Những hoạt động kinh doanh và quản lý nâng cao.
Hàn Quốc cũng tham gia vào cuộc đua thu hút nhân tài bằng cách tăng số lượng thị thực cho lao động nước ngoài có kỹ năng lên 35.000 chỉ tiêu trong năm nay từ mức 2.000 vào năm ngoái. Con số này tương đương mức tăng gấp 17 lần.
Theo Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, năm 2023, nước này có kế hoạch tuyển khoảng 110.000 lao động nước ngoài để tháo gỡ những khó khăn về nhân lực cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Tuy nhiên, các hiệp hội nghề nghiệp tại Hàn Quốc thông tin, trên thực tế, nhu cầu tuyển dụng lao động cao hơn nhiều mới có thể duy trì hoạt động của các doanh nghiệp.
Hàn Quốc tăng hạn ngạch thị thực lao động lành nghề lên 17 lần Để giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thị thực cho lao động có kỹ ... |
1/5 lao động trên thế giới mắc chứng nghiện công việc Cô Sally McGrath (thành phố Sydney, Australia) từng thừa nhận bản thân nghiện công việc quá mức. |
Nhật Bản dự báo thiếu lao động trầm trọng Viện nghiên cứu Recruit Works Institute dự báo Nhật Bản có thể thiếu hơn 11 triệu lao động vào năm 2040. |