Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch

2 năm qua, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra mạnh mẽ. Hiện vật, dữ liệu tại các bảo tàng, điểm tham quan được số hóa, ngày càng thu hút sự trải nghiệm của du khách.
Cuộc thi “Du lịch cùng con” lan tỏa văn hóa Việt nơi xứ người Nam sinh mặc cổ phục đến trường: Lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc Đại biểu Quốc hội: Cần một cuộc đổi mới trong lĩnh vực văn hóa

Ứng dụng công nghệ, phát huy giá trị của hiện vật tại bảo tàng

Sáng 26/10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TTDL) đã tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Từ chủ trương chính sách đến kế hoạch hành động”.

Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại Hà Nội và 63 điểm cầu trên cả nước, thu hút hơn 40 tham luận của các nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực văn hóa di sản, bảo tàng, điện ảnh, bản quyền đến thể thao, du lịch và vấn đề an toàn, an ninh thông tin trong chuyển đổi số…

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương cho biết, trong một thời gian ngắn, các hoạt động chuyển đổi số trong ngành VHTTDL đã được triển khai thiết thực, hiệu quả, đặc biệt là trong các lĩnh vực du lịch, di sản, bảo tồn, bảo tàng…Những thành công bước đầu của việc triển khai chuyển đổi số đã có tác động rất rõ ràng, thiết thực trong thực tiễn hoạt động của ngành VHTTDL, đặc biệt là trong thời gian thử thách của đại dịch COVID-19.

Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu khai mạc Hội nghị - Hội thảo

Đáng chú ý, trình bày tham luận, TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam chia sẻ về việc Bảo tàng đã thực hiện xã hội hóa, khai thác, phát huy giá trị của hiện vật. Với ứng dụng i-Museum được đưa vào sử dụng, khách tham quan được trải nghiệm ứng dụng thuyết minh tự động thông minh trên điện thoại di động, có thể nghe âm thanh và xem những clip sống động về hiện vật.

“Sau khi cài ứng dụng i-Museum VFA trên điện thoại, chỉ cần quét mã QR, khách có thể tự trải nghiệm, tự khám phá nhiều thông tin thú vị về hiện vật. Rất nhiều khách tham quan thấy rằng, đi bảo tàng giờ không còn nhàm chán, không còn phụ thuộc vào hướng dẫn viên. Ứng dụng có thêm nhiều tính năng mới, như có tới 8 ngôn ngữ khác nhau để tiếp cận gần nhất với khách du lịch ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy, lượng khách tham quan của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tăng lên sau khi đưa vào sử dụng ứng dụng i- Museam VFA. Đây là một trong những bước chuyển đổi số thành công của bảo tàng trong thời gian qua” – ông Minh cho biết.

Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch

Trải nghiệm chiêm ngưỡng các di sản mỹ thuật trên không gian số qua ứng dụng iMuseum VFA của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tận dụng tối đa nền tảng số

Ông Hoàng Văn Hòa, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) khẳng định, hoạt động chuyển đổi số đã diễn ra rất mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, trong đó tiêu biểu là những địa phương trọng điểm du lịch như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh...

Trong quản lý điểm đến đã áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại như thực tế ảo, thực tế tăng cường, hình ảnh 360 độ, 3D... để đưa ra nhiều sản phẩm mới mẻ, độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho du khách. Đơn cử như Thanh Hóa đã áp dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường trên ứng dụng điệnthoại thông minh để tái hiện sinh động hình ảnh các điểm du lịch nổi tiếng như Lam Kinh, Thành nhà Hồ, Pù Luông... Hà Nội đã phát triển các ứng dụng du lịch thông minh như Visit Hanoi, MyHanoi với các tính năng như là trợ lý du lịch ảo hỗ trợ du khách. Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng ứng dụng chatbot “Da Nang Fantasticity." Đây là công nghệ được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á...

Tuy nhiên, theo ông Hòa, để tạo thuận lợi cho du khách nhất là du khách quốc tế khi tìm kiếm thông tin, cần có giải pháp tích hợp các nền tảng số của các điểm đến vào các kênh e-marketing ở tầm quốc gia của Tổng cục Du lịch, trong đó đặc biệt là website https://vietnam.travel/ và các tài khoản trên mạng xã hội như Facebook,Instagram, YouTube, Tiktok và Pinterest quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới.

Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
Tại sự kiện, các đại biểu bấm nút khai trương Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ VHTTDL

Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Đạo Cương, trong chương trình du lịch của các nước trên thế giới bao giờ cũng có các điểm đến là các di sản. Chúng ta có một kho tàng di sản rất đồ sộ với 3.500 di tích quốc gia, hơn 4.000 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và với 8.000 lễ hội truyền thống... Tất cả các dữ liệu này hi vọng trong thời gian tới sẽ dần được số hóa và trở thành tài sản để chúng ta dựa vào đó bảo tồn, phát huy.

"Bộ có 3 dự án cốt lõi trong công tác chuyển đổi số. Đó là hệ thống xây dựng một nền tảng số theo trục dọc và xây dựng hạ tầng lưu giữ hệ thống máy chủ - được coi là "trái tim" về dữ liệu số của Bộ VHTT&DL. Ngoài ra, chúng tôi có các dự án tạo đà phát triển, đó là dự án về số hóa các di sản văn hóa và dự án chuyển đổi số trong ngành du lịch. Tất cả các di sản văn hóa sẽ được xây dựng trên bình diện tổng quát đối với việc xây dựng bản đồ số về các hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh, điểm đến hấp dẫn của Việt Nam" – Thứ trưởng cho biết.

Thái Sơn
Phiên bản di động