Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên

Nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng, kiến thức cần thiết, cũng như lựa chọn cho bản thân hướng nghiên cứu phù hợp trong tương lai, chiều ngày 4/12, tại trường Đại học Phenikaa đã diễn ra Hội thảo khoa học "Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế - Dược phẩm".

Xây dựng một hệ sinh thái phát triển toàn diện

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên năm học 2023 – 2024; Thực hiện các Đề án trong Chương trình 07 của Thành ủy Hà Nội về việc “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, chiều ngày 4/12, tại trường Đại học Phenikaa (quận Hà Đông, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo khoa học "Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế - Dược phẩm” do Thành đoàn TP Hà Nội tổ chức.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Toàn cảnh buổi hội thảo

Tham dự Hội thảo có đồng chí Hoàng Thanh Tâm - Trưởng ban Thanh niên Trường học, Phó chủ tịch Thường trực Hội sinh viên Việt Nam thành đoàn Hà Nội; GS.TS Phạm Thành Huy – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Đại học Phenikaa; GS.TS Đào Văn Dũng - Trưởng bộ môn Quản lý Bệnh viện – Khoa Y: Ứng dụng dữ liệu lớn và AI trong quản lý Y tế; TS. Trương Thanh Tùng: Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành dược; TS. Hoàng Thị Xuân Hương – Khoa Điều dưỡng: Ứng dụng AI trong ngành điều dưỡng.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Tặng hoa chúc mừng Đại diện phòng khoa học công nghệ tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TS Phạm Thành Huy – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, từ trước đến nay, trường Đại học Phenikaa luôn đặt mục tiêu đổi mới sáng tạo thành động lực phát triển của nhà trường.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên

Theo đó, khối ngành khoa học sức khoẻ là một trong những trụ cột phát triển của nhà trường, do đó nhà trường luôn đầu tư nguồn lực lớn cho ngành học này, đơn cử như ngành học phục hồi chức năng, y học cổ truyền, quản lý bệnh viện.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
GS.TS Phạm Thành Huy – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Đại học Phenikaa phát biểu khai mạc

Đây là cơ hội để chúng ta hướng tới xây dựng một hệ sinh thái phát triển toàn diện. Đồng chí Thành Huy tin rằng, Hội thảo này sẽ là tiền đề cùng kết nối và trao đổi để tìm ra những định hướng mới. Từ đó, sinh viên có thêm kiến thức và lựa chọn cho mình hướng nghiên cứu phù hợp trong tương lai

“Vì vậy, ngay khi nhận được đề nghị từ Thành đoàn Hà Nội và Hội Sinh viên Việt Nam TP Hà Nội, chúng tôi rất vui mừng được đăng cai tổ chức hội nghị khoa học này”, GS.TS Phạm Thành Huy nói.

Đồng chí Hoàng Thanh Tâm - Trưởng ban Thanh niên Trường học, Phó chủ tịch Thường trực Hội sinh viên Việt Nam TP Hà Nội cho biết, Hội thảo gồm nhiều nội dung, kiến thức bổ ích trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động, giúp đáp ứng việc nâng cao kỹ năng, phát triển các kỹ năng số mới cho người lao động hay nói cách khác là các thế hệ sinh viên.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Đồng chí Hoàng Thanh Tâm - Trưởng ban Thanh niên Trường học, Phó chủ tịch Thường trực Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi Hội thảo

Hội thảo cũng giúp tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu với các cú sốc kinh tế và xã hội đang tác động mạnh mẽ đến cơ cấu việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực Y tế.

Từ đó, tạo cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, đưa khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; đưa Hà Nội trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo dẫn đầu của cả nước.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Hiệu trưởng Đại học Phenikaa (bên trái) trao đổi cùng giảng viên tại Hội thảo

Nhiều chủ đề trò chuyện thú vị và hấp dẫn

Tại Hội thảo, các chuyên gia, giảng viên đã có buổi trao đổi, truyền đạt những thông tin, kiến thức về ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong y tế, quản lý y tế; những thách thức trước mắt cho y tế trong thời đại 4.0 ở nước ta; ứng dụng chuyển đổi số trong các ngành học…

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Sinh viên hứng thú với nhiều chủ đề trò chuyện hấp dẫn của các chuyên gia, giảng viên tại Hội thảo

Mở đầu buổi trò chuyện, GS.TS Đào Văn Dũng - Trưởng bộ môn Quản lý Bệnh viện – Khoa Y: Ứng dụng dữ liệu lớn và AI trong quản lý y tế đã có những chia sẻ đầy tâm huyết với chủ đề: Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data) được xem là hai trong các nhân tố quan trọng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Phải làm thế nào để có thể ứng dụng hai nhân tố quan trọng này vào ngành Y tế của chúng ta, đó là những chia sẻ của thầy Đào Văn Dũng.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Phần chia sẻ của GS.TS Đào Văn Dũng Trưởng bộ môn Quản lý Bệnh viện – Khoa Y

Với thầy Dũng, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo là xu thế của thời đại và có nhiều ứng dụng hứa hẹn trong y tế cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Cùng với đó, đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho các nhà lâm sàng và YHDP/YTCC trong phòng bệnh, chăm sóc, điều trị kịp thời và chính xác hơn.

Tiếp theo đó, TS. Trương Thanh Tùng – UV BTV Đoàn trường, Trưởng nhóm Nghiên cứu tiềm năng, Giảng viên khoa Dược, Trường Đại học Phenikaa đã đem đến cho Hội thảo một chủ đề thú vị không kém: Ứng dụng Chuyển đổi số trong ngành Dược.

Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đã đưa ra một cái nhìn toàn diện về cuộc cách mạng mà chuyển đổi số đang tạo ra trong ngành dược ở cả 3 quá trình: nghiên cứu dược, hành nghề dược và sản xuất dược phẩm.

Trước đây, việc nghiên cứu phát triển thuốc mới mất trung bình từ 10-15 năm do phải trải qua nhiều gia đoạn và sàng lọc rất nhiều các loại hợp chất. Đại dịch COVID -19 đã phần nào thay đổi điều này, đồng thời tạo tiền đề cho ứng dụng chuyển đổi số trong nghiên cứu phát triển thuốc mới.

Ví dụ, việc sử dụng dữ liệu lớn và AI có thể đẩy nhanh quá trình sàng lọc các loại hợp chất có thể đưa vào thuốc thông qua việc nhận diện ban đầu các loại độc tố hoặc cơ chế gây hại cho cơ thể của các hợp chất cần sàng lọc.

Công đoạn phân phối và cấp phát thuốc cũng có thể được tự động hóa thông qua cơ chế nhận diện vân tay/khuân mặt/sinh trắc học để xác nhận/kiểm soát/điều chỉnh đơn và cấp lệnh phát thuốc dưới sự kiểm soát của nhà nước. Robot được điều khiển bằng hệ thống AI cũng có thể được lắp đặt trực tiếp tại các nhà thuốc nhằm nâng cao độ trính xác của công đoạn cấp phát thuốc.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng đã đưa ra một cái nhìn toàn diện về cuộc cách mạng mà chuyển đổi số đang tạo ra trong ngành dược

Trong công đoạn dược lâm sàng và điều trị, các thông tin bệnh lý của người bệnh như bệnh sử, triệu chứng, thói quen sinh hoạt, các thông số xét nghiệm và ảnh chụp X-quang, trình tự gene,… được tập hợp và biểu diễn thành một bộ dữ liệu nhiều chiều, sau đó được đưa vào một hệ thống học máy (machine learning) và phân tích dữ liệu để đưa ra đơn thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân.

Trong công đoạn sản xuất thuốc, hệ thống ảo sử dụng học máy có thể giúp giảm thiểu 17% chi phí sản xuất không hoàn hảo, giảm 15% chi phí chuyển đổi thành phần thuốc, tăng 14% độ tin cậy của quá trình phân phối thuốc.

Sử dụng học máy có thể đẩy nhanh việc tìm quy trình sản xuất thuốc tối ưu thông qua cơ chế dự đoán đường đi của các quá trình phản ứng hóa-sinh.

Theo chia sẻ của thầy Thanh Tùng, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo là xu thế của thời đại và có nhiều ứng dụng đầy hứa hẹn trong y tế cho cá nhân cũng như cộng đồng. Cùng với đó, đây sẽ là các trợ thủ đắc lực cho các nhà lâm sàng và YHDP/YTCC trong phòng bệnh, chăm sóc, điều trị kịp thời và chính xác hơn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Sinh viên sôi nổi trong việc đặt câu hỏi trao đổi với các chuyên gia, thầy cô giáo
Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên

AI không thay thế được điều dưỡng viên

Cuối buổi Hội thảo là chủ đề: Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong ngành Điều dưỡng với phần trình bày của TS. Hoàng Thị Xuân Hương – Phó trưởng khoa Điều dưỡng trường Đại học Phenikaa.

Tiến sĩ Hoàng Thị Xuân Hương đã chỉ ra thực trạng thiếu điều dưỡng ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Cụ thể, ngành điều dưỡng chiếm 59% nhân lực ngành y tế và cần thêm 13 triệu người trên thế giới, trong khi ở Việt Nam sẽ thiếu 50 nghìn người vào năm 2030. Do đó, cần có giải pháp thay thế con người trong lĩnh vực này và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là một hướng đi tiềm năng.

Trao đổi cùng sinh viên, cô Xuân Phương nhấn mạnh: “AI ko thay thế được điều dưỡng viên nhưng AI có thể giúp giảm tải công việc và nâng cao chất lượng chăm sóc”.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Tiến sĩ Hoàng Thị Xuân Hương với phần trình bày về chủ đề: Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong ngành Điều dưỡng

Ví dụ, AI hỗ trợ tham gia quyết định, hỗ trợ dự đoán các nguy cơ, hỗ trợ quản lý người bệnh, hỗ trợ quản lý điều dưỡng. Cụ thể, thống kê cho thấy, việc sử dụng AI giúp tăng 12-18% độ chính xác của các chuẩn đoán, tăng 8% độ chính xác khi đưa ra các chuẩn đoán ưu tiên.

Bên cạnh đó, việc sử dụng AI thay thế con người trong công tác điều dưỡng cũng làm nảy sinh nhiều thách thức như sự thiếu tiếp xúc giữa con người với con người làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy bị cô lập, hay các sai sót trong hệ thống AI có thể phải trả giá bằng tính mạng con người, vấn đề đạo đức trong việc để lộ các thông tin cá nhân của người bệnh và vấn đề trách nhiệm trong các sai sót của AI cũng phải được xem xét kỹ lưỡng.

Tiến sĩ Hoàng Thị Xuân Hương tổng kết lại: Tuy AI không thể thay thế hoàn toàn được điều dưỡng viên nhưng có thể giúp giảm tải công việc và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Sinh viên chăm chú lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia và giảng viên

Thông qua sự kiện, 150 sinh viên Đại học Phenika đã được nâng cao kiến thức về ứng dụng dữ liệu lớm, trí tuệ nhân tạo trong việc học tập chuyên ngành y dược; đồng thời nắm rõ việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế - dược phẩm nói chung và công tác khám, chữa bệnh nói riêng.

Trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số cho sinh viên
Thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại cuối Hội thảo
Dạy Teen Hà Nội về ý thức sử dụng phương tiện công cộng Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực y tế được cập nhật Hà Nội cần có những trung tâm y tế mang tầm cỡ quốc tế
Quỳnh Giang
Phiên bản di động