Chương trình giao lưu nghệ thuật “Dấu son ngời” kỷ niệm 77 năm ký Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày kí Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt, chương trình giao lưu nghệ thuật “Dấu son ngời” đã được tổ chức tại Cung Thiếu nhi Hà Nội với nhiều tiết mục đặc sắc và ý nghĩa.
Hoà Minzy xúng xính áo tứ thân hoá hình Thị Mầu trong teaser MV mới Vĩnh Phúc: Tổ chức chương trình nghệ thuật “Sáng ngời di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh" Nhà hát Kịch Việt Nam mang hơn 100 chương trình nghệ thuật về vùng sâu, vùng xa

Sáng ngày 5/3/2023, trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức nhằm kỷ niệm 77 năm ngày kí Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt (6/3/1946 – 6/3/2023), Thành đoàn Hà Nội phối kết hợp với Cung Thiếu nhi Hà Nội và Ban Quản lý di tích 38 Lý Thái Tổ tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Dấu son ngời”.

Tham dự chương trình có đồng chí Chu Hồng Minh, UVBTV Trung ương đoàn; Bí thư Thành đoàn Hà Nội và đại diện các ban bộ ngành trung ương, các nhà sử học, nhà quản lý văn hóa, lãnh đạo Cung Thiếu nhi Hà Nội qua các thời kỳ cùng các em học sinh, sinh viên.

Cách mạng Tháng 8 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, chưa có một quốc gia nào công nhận nền độc lập của Việt Nam. Đặc biệt là trong tình hình "ngàn cân treo sợi tóc", thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân đội Anh chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai (23/9/1945); phía Bắc 20 vạn quân Tưởng tràn vào nước ta dưới danh nghĩa quân đồng minh. Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, Đảng ta quyết định thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng: buộc Tưởng rút quân về nước, tranh thủ hòa hoãn chuẩn mọi lực lượng cho cuộc chiến đấu.

Thực hiện chủ trương đó, tại 38 Lý Thái Tổ, đúng 77 năm về trước, ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là văn bản quốc tế đầu tiên công nhận Việt Nam là một nước tự chủ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Việc ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt cũng thể hiện rõ sự lãnh đạo tài tình, bản lĩnh cách mạng vững vàng, một tầm nhìn chiến lược, một nghệ thuật đàm phán có nguyên tắc rõ ràng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban thường vụ Trung ương Đảng.

undefined
Các đại biểu dâng hương tại nhà truyền thống

Tại chương trình, đại biểu đã được tham quan Nhà truyền thống Bác Hồ với thiếu nhi, chứng tích lịch sử 83 Lý Thái Tổ, thắp hương tưởng niệm và ôn lại những kỷ niệm xưa.

Bên cạnh đó, các tác phẩm ca nhạc về Bác được biểu diễn bởi các em nhỏ hoạt động tại Cung Thiếu nhi tạo nên một không khí vui tươi hứng khởi, tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Cũng trong buổi lễ, phóng sự “Nơi ấy ngày xưa” và “Hành trình tiếp bước” được trình chiếu nhằm ôn lại lịch sử hào hùng dân tộc giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1947.

undefined
undefined
Các tiết mục văn nghệ do Đoàn nghệ thuật măng non thể hiện

Tại đây, PSG. TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành - nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Úc đã chia sẻ những kiến thức lịch sử, ý nghĩa và giá trị to lớn cùng bài học sâu sắc về chiến lược ngoại giao của Đảng ta.

undefined
Các đại biểu giao lưu trong chương trình "Dấu son ngời"
undefined

undefined

77 năm đã trôi qua, ý nghĩa của những dấu mốc lịch sử nói chung và Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt nói riêng mãi còn nguyên giá trị. Đó là những bài học quý giá để tuổi trẻ hôm nay và mai sau học hỏi quyết tâm bảo vệ và dựng xây quê hương đất nước trong thời đại mới.

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Dấu son ngời” đã diễn ra thực sự ý nghĩa, đặc biệt là trong tháng 3 – tháng của thanh niên, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của thế hệ trẻ ngày này đối với sự hi sinh của ông cha ta để dành độc lập tự do cho dân tộc. Bên cạnh đó, đây cũng là một cơ hội cho thế hệ trẻ được tìm hiểu mốc son ghi dấu trong lịch sử dân tộc, để nâng cao tinh thần yêu nước và khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

undefined
Phan Quỳnh - Nhật Lệ
Phiên bản di động