Chồng đánh vợ trước mặt con, trẻ dễ trở nên hung dữ

Theo một số cuộc điều tra xã hội học ở Mỹ, người ta nhận thấy rằng 80% phạm nhân Mỹ lớn lên trong những gia đình bố mẹ chúng đánh lộn như cơm bữa. 63% nam thiếu niên phạm tội giết người là chúng giết kẻ đã đánh đập mẹ chúng. Trong khi đó có khoảng 50% trường hợp các cô gái bị chồng đánh lại lặp lại số phận của mẹ các cô.
Liên tiếp 2 vụ chồng đánh vợ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lên tiếng Phụ nữ bị chồng bạo hành - trăm sự nhịn ở hai chữ "vì con" Võ sư Nguyễn Xuân Vinh: "Vợ chửi nên tôi tát mấy cái, có gì đâu" Võ sư "tung cước" đánh vợ đang bế con nhỏ Người chồng đánh vợ ở Bắc Kạn nhận sai và mong gia đình được bình yên

Chỉ trong vòng 1 tuần, liên tiếp xảy ra 2 vụ chồng đánh vợ trước mặt con tại Hà Nội và Bắc Cạn. Theo như Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, trong vụ việc này, không chỉ người vợ là nạn nhân của bạo hành gia đình mà người con cũng bị bạo hành tinh thần nghiêm trọng khi chứng kiến bố đánh mẹ.

Hành động này đã vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại tới sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định trẻ em sống trong môi trường gia đình bạo lực khi lớn lên có xu hướng lặp lại khuôn mẫu bạo lực trong các mối quan hệ cá nhân và quan hệ gia đình.

bao luc gia dinh bien nhung dua tre hien lanh tro nen hung du
Ông chồng võ sư đánh vợ đang bế con ở Hà Nội trước mặt một người con khác

Theo một bài viết đăng trên tạp chí Tâm lý học của tác giả Nguyễn Thị Quý, bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hình thành nhân cách của trẻ. Đó là bởi học theo các khuôn mẫu từ cuộc sống xung quanh là một đặc điểm chung của trẻ em.

bao luc gia dinh bien nhung dua tre hien lanh tro nen hung du
Ông chồng là cán bộ kho bạc Bắc Kạn đánh vợ đang bế con trước mặt một người con khác

Người xưa thường cho rằng nếu muốn con cái trở thành thương nhân thì nên sống gần chợ, muốn con hay chữ thì nên sống gần trường học, còn nếu ở gần trộm, gần cướp thì sớm muộn cũng sẽ phải ở tù, ở tội.

Cách đây cả vài ngàn năm, mẹ Mạnh Tử từng 3 lần chuyển nhà cho con chỉ để con có môi trường phát triển tốt nhất.

Giống như cây non được trồng ở nơi đất đai màu mỡ, không khí, ánh sáng đầy đủ sẽ trở thành cây cổ thụ xum xuê, khỏe mạnh. Con người cũng vậy, trong một không khí gia đình hòa thuận êm ấm, một môi trường xã hội trong sáng, văn minh con người sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh về cơ thể và tinh thần. Điều tưởng như giản đơn này hầu như ai cũng hiểu song trên thực tế không phải ai cũng thực hiện được.

“Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đó cho đến nay vẫn hoàn toàn đúng đắn. Sống trong môi trường gia đình bạo lực, trẻ em cũng không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc, làm quen và tiêm nhiễm nếp sống bạo lực. Người Ấn Độ có câu châm ngôn rằng một cái tát vào mặt con anh có thể trở thành một nắm đấm vào mặt cháu anh, tức là anh đã truyền cái tát cho những thế hệ con cháu với cường độ mạnh hơn.

Qua nghiên cứu, người ta đã nhận thấy rằng: Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong không khí của bạo lực gia đình thường dùng bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội, bạn bè thậm chí cả anh em, họ hàng.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người bị đánh đập, trừng phạt thời niên thiếu thường đánh đập người yêu của mình cao gấp 4 lần so với những người không bị cha mẹ đánh đập.

Những người chồng sinh ra trong gia đình bạo lực đánh vợ nhiều hơn 600 lần so với đàn ông xuất thân trong gia đình không bạo lực.

Cứ 4 người xuất thân trong một gia đình bạo lực thì có 1 người hung hãn làm con mình bị chấn thương trầm trọng.

Và gần như 100% trẻ em bị trừng phạt về thể xác đều tấn công anh chị em mình, 20% đánh đập tàn nhẫn anh chị em mình.

Theo chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ. Cha mẹ là những người gắn bó suốt đời, người dành thời gian nhiều nhất và có vai trò quan trọng không thể thay thế trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Hành vi ứng xử của cha mẹ hàng ngày sẽ là hình mẫu góp phần xây dựng những nét nhân cách tích cực hoặc tạo nên những nét nhân cách tiêu cực ở các em.

TS Nam cho rằng, chính vì vậy, hành động bạo lực giữa bố và mẹ tạo ra môi trường stress ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ cho đến tận 19 tuổi.

D.Minh (t/h)
Phiên bản di động