Chính thức khai hội Đền Đông Cuông

Sáng nay 1/2/2023 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), hội Đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, Yên Bái) đã chính thức khai hội, thu hút hàng ngàn khách thập phương và Nhân dân địa phương về dự.
Đền Đông Cuông đã sẵn sàng khai hội! Yên Bái: Công bố quyết định chứng nhận Lễ hội Đền Đông Cuông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền - xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng. Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đền Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miếu Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam, cách 150m đường chim bay, thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Mẫu Thượng Ngàn tại Đông Cuông là đỉnh cao của sự ngưng kết, chắt lọc, kết hợp giữa tín ngưỡng thờ thần Rừng - gắn nền kinh tế nông nghiệp với hình tượng Mẫu mẹ - Mẫu đại diện thần Mẹ ở nơi rừng núi, hòa hợp với cõi trần tục, được dân chúng suy tôn và xếp vào bậc hiển thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Sau phần lễ là phần hội, các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co và các hình thức sinh hoạt mang đậm chất dân gian như ném còn (tức Sến) đánh yến, kéo co, đấu vật, hát chèo với đủ sắc màu các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Nùng...

Chính thức khai hội Đền Đông Cuông
Đền Đông Cuông là điểm du lịch tâm linh thu hút khách thập phương trong nhiều năm nay

Sáng nay, mở đầu cho lễ hội là nghi thức rước thày Mo và trống cái từ nhà thầy Mo lên đền.

Ngay từ sáng sớm tất cả mọi người đã có mặt tại nhà ông Mo thắp hương xin phép Tổ tiên cho phép thầy được lên làm lễ cúng tế ở đền. Đúng 8h sáng, đoàn rước thầy Mo và trống cái bắt đầu xuất phát đi lên đền. Khi đoàn rước đi đến cổng miếu Cô, miếu Cậu cả đoàn dừng lại, đánh 1 hồi trống với mục đích báo hiệu đoàn rước đã đến chấp tay vái vọng kính báo và xin phép vào đền chuẩn bị tổ chức lễ hội.

Chính thức khai hội Đền Đông Cuông
Nghi thức rước thầy Mo lên Đền

Khi đến cửa chính của đền, ba hồi trống lại vang lên báo hiệu đoàn rước đã đến. Thầy Mo đốt nhang ở cây hương trước cửa đền, xin phép các vị thần linh để vào trong đền chuẩn bị tổ chức lễ hội đầu Xuân.

Nghi thức rước thầy Mo lên Đền Đông Cuông
Nghi thức rước thầy Mo vẫn được bảo tồn và lưu giữ nhiều năm nay
Chính thức khai hội Đền Đông Cuông
Đoàn rước lần lượt lên Đền

Buổi chiều là lễ dâng hương. Tiệc chiều dâng lên Mẫu gồm có lễ chay và lễ mặn. Lễ chay bao gồm hoa quả, bánh khảo, oản... Lễ mặn bao gồm xôi, thịt lợn, thịt gà... Lợn được chặt chia thành 6 miếng to/6 mâm, luộc chín. Sau khi đã chuẩn bị xong, thầy Mo đốt 12 nén nhang, khấn cúng mời Mẫu, Thần Vệ quốc, chư vị thần linh về dự tiệc và kính báo cho phép mở hội.

Chính thức khai hội Đền Đông Cuông
Nghi thức dâng hương
Chính thức khai hội Đền Đông Cuông
Tiệc chiều dâng lên Mẫu gồm có lễ chay và lễ mặn. Lễ chay bao gồm hoa quả, bánh khảo, oản... Lễ mặn bao gồm xôi, thịt lợn, thịt gà... lợn được chặt chia thành 6 miếng to/6 mâm, luộc chín
Chính thức khai hội Đền Đông Cuông
Thầy Mo đốt 12 nén nhang, khấn cúng mời Mẫu, Thần Vệ quốc, chư vị thần linh về dự tiệc và kính báo cho phép mở hội

Lễ hội Đền Đông Cuông còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc nên mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định ghi danh Lễ hội Đền Đông Cuông vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cũng trong tối nay, UBND huyện Văn Yên sẽ công bố quyết định chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội này. Đồng thời, Ban tổ chức cũng tổ chức màn nghệ thuật khai hội mang tên với chủ đề Linh thiêng thánh Mẫu thượng ngàn”.

Lễ hội Đền Đông Cuông trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự và cũng là trách nhiệm đối với cấp, ngành và Nhân dân địa phương tỉnh Yên Bái trong việc tiếp tục lưu giữ nét văn hóa độc đáo của tỉnh.

Chính thức khai hội Đền Đông Cuông
Các đại biểu dự lễ dâng hương
Bảo Phương; Ảnh: Mỹ Vân
Phiên bản di động