Chỉ đạo một đằng, thực tế một nẻo
Ba Vì (Hà Nội): Bắn chết người câu cá trộm, chủ ao cá lĩnh án chung thân |
Thực tế khác xa báo cáo
Năm 2008, sau khi cổ phần hóa Nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, một phần diện tích được sáp nhập về xã Vân Hòa, được thành lập thôn Việt Hòa, Xuân Hòa và Hòa Trung (hoàn toàn là đất thuộc nông trường Việt – Mông). Những năm vừa qua, công tác quản lý diện tích đất nông trường, trạm trại trên địa bàn xã Vân Hòa được đánh giá là còn tồn tại nhiều hạn chế.
Theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 27/9/2022, tình trạng xây dựng trên đất nông trường (được giao khoán cho các hộ dân) tại xã Vân Hòa diễn ra khá ngang nhiên, rầm rộ. Nhiều hộ dân đã chuyển nhượng trái phép đất được giao khoán cho các cá nhân khác bằng hình thức giấy viết tay, không được pháp luật thừa nhận.
Có thể kể đến công trình của hộ bà Nguyễn Kim Tuyến (thôn Việt Hòa, diện tích công trình 200m2), hộ bà Ng.T.M.H (thường trú tại Đống Đa, Hà Nội – công trình 576m2 trên phần đất nhận chuyển nhượng trái phép từ ông Nguyễn Mạnh Dũng, cán bộ của nông trường Việt - Mông), hoặc công trình của hộ ông Đàm Xuân Sơn (thôn Muồng Voi, công trình mới 252m2 trên phần đất nhận chuyển nhượng trái phép từ ông Vũ Văn Trường)...
Máy móc và công nhân hoạt động tại công trình trái phép, đã bị "dừng thi công" |
Được biết, đối với những công trình nói trên, đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Ba Vì và UBND xã Vân Hòa đã lập biên bản, yêu cầu dừng thi công và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, các công trình trên vẫn đang gấp rút hoàn thiện.
Ghi nhận của phóng viên vào ngày 27/9, nhiều công nhân, máy móc đang làm việc, hoạt động tại các trình ở thôn Việt Hòa – trái ngược hoàn toàn so với chỉ đạo “dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng” từ chính quyền.
Khi phóng viên thông tin về sự việc này, ông Nguyễn Phi Long (Chủ tịch UBND xã Vân Hòa) trả lời rằng sẽ cho kiểm tra và “khắc phục”.
“Tạo điều kiện” cho cơ sở kinh doanh không phép?
Trên địa bàn xã Việt Hòa hiện nay tồn tại nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng, homestay ... thu hút đông đảo khách du lịch vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Những dự án này là điểm sáng về kinh tế của địa phương, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động nào cũng phải thượng tôn pháp luật.
Rubic Home là cơ sở kinh doanh, nhưng được xây dựng trái phép trên đất nông trường, không xuất hóa đơn giá trị gia tăng |
Tại vị trí cạnh sân bóng xã Vân Hòa, tầm nhìn hướng ra cánh đồng là khu nghỉ dưỡng mang tên Rubic Home.
Dẫn phóng viên tham quan khu này, người đàn ông tên T cho hay, Rubic Home gồm 2 khu nhà biệt lập. Mỗi công trình rộng chừng 100m2, được chia làm nhiều phòng dành cho khách du lịch thuê theo dạng homestay. Ngoài ra, Rubic Home còn có bể bơi khoảng 70m2.
Phá tường rào, tạo lối đi vào Rubic Home qua sân vận động xã Vân Hòa |
Liên hệ với chị X (được giới thiệu là chủ của Rubic Home), chị X cho hay, cơ sở của chị thường xuyên đón từ 40-60 khách, giá mỗi phòng dao động từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng, có thể phụ thu vào các dịp nghỉ lễ. Tuy nhiên, khi phóng viên đặt vấn đề xuất hóa đơn giá trị gia tăng, chị X từ chối: “Bên chị không có hóa đơn đâu”.
Được biết, Rubic Home được xây dựng trên thửa đất chỉ có 200m2 đất ở, còn lại là đất vườn. Là cơ sở kinh doanh lưu trú nhưng Rubic Home không được cấp phép xây dựng. Điều đáng nói khác là thửa đất này không có mặt nào tiếp giáp với đường. Do một “sự tạo điều kiện”, Rubic Home được mở một lối đi trên diện tích đất của sân vận động xã Vân Hòa.