Cầu Vàm Cống vừa thông xe, trạm T2 BOT QL91 lại bị phản ứng
Các trạm BOT đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng mỗi tháng Phát hiện hàng loạt sai phạm ở dự án BOT, BT Kiến nghị xử lý tài chính hàng ngàn tỷ đồng tại các dự án BOT, BT |
Trưa 21/5, tại Trạm thu phí T2 BOT Quốc lộ 91- thu phí hoàn vốn cho dự án BOT tuyến Quốc lộ 91 và 91B , hướng An Giang đi Cần Thơ - Kiên Giang xảy ra ùn tắc do nhiều tài xế không đồng ý mua vé qua trạm.
Đến gần 14 giờ cùng ngày, sau khi lực lượng chức năng vận động và điều tiết giao thông tình hình mới thông thoáng trở lại. Lý do không mua vé các tài xế đưa ra là do xe di chuyển từ An Giang qua ngã ba lộ tẻ, vào quốc lộ 80 rồi lên cầu Vàm Cống chỉ sử dụng đoạn đường chưa tới 300 m mà phải trả tiền vé cho toàn tuyến.
Trước đó, trong ngày 20/5, trên mạng xã hội đã có thông tin được cho là của giới tài xế phản ứng việc bất hợp lý khi cầu Vàm Cống thông xe khiến các phương tiện qua lại thuận tiện hơn nhưng lại gặp phải cái “ách” là Trạm thu phí T2 BOT Quốc lộ 91.
Trạm BOT tuyến Quốc lộ 91 và 91B. Ảnh: Gia Tuệ |
Dù trạm này thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT nâng cấp, mở rộng QL91 và 91B nhưng vị trí đặt trạm lại "quá ngặt". Dù các phương tiện (là những xe không nằm trong phạm vi cũng như đủ điều kiện miễn giảm phí-PV) từ Quốc lộ 80 đi An Giang (và ngược lại) chỉ sử dụng quãng đường BOT chưa tới 300 m nhưng phải mua vé như sử dụng toàn tuyến. Số tiền phải bỏ ra còn cao hơn vé qua phà Vàm Vống trước đây.
Giới tài xế cho biết, lượng xe từ các tỉnh lân cận và TP.HCM, hoặc xe ở các huyện, thị xã và TP ở tỉnh An Giang như Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu… không thuộc phạm vi miễn giảm. Các xe này chỉ sử dụng vài trăm mét đường BOT mà vẫn đóng phí toàn tuyến là rất vô lý. Đây là thực tế đang diễn ra tại Trạm T2 BOT Quốc lộ 91 sau hai ngày thông xe cầu Vàm Cống.