Các bệnh ngoài da thường mắc sau mưa lũ

Mưa, lũ, lụt đi qua sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều dịch bệnh, gây ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt người dân rất dễ mắc các bệnh ngoài da.
Các bệnh ngoài da thường mắc sau mưa lũ
Trong mưa lũ lớn, nước thường dâng cao nhấn chìm nhiều nhà cửa, vật dụng, người dân tìm đường thoát nạn dẫn tới sự tiếp xúc với nước mà không có các vật dụng bảo hộ.

Nguyên nhân là do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh ngoài da.

Nhiễm trùng da

Theo các bác sỹ da liễu, người dân sinh sống trong vùng úng ngập rất dễ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm, đây là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ.

Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mạn tính như: tiểu đường, suy tĩnh mạch mãn tính và suy giảm miễn dịch. Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt.

Việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. Nhiễm nấm như nấm da cũng đã được báo cáo đặc biệt là ở những vùng khí hậu ẩm như nước ta.

Nước ăn chân

Tình trạng nước ăn chân phổ biến ở nhưng nơi ngập lụt, sau bão lũ. Thực chất căn bệnh này là do người dân bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet.

Nguyên nhân là do môi trường sống bị ngập, người dân bị ngâm tay chân trong nước nhiều, luôn ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển.

Bệnh hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.

Bệnh ghẻ

Ngoài bị nước ăn chân, người dân sống trong vùng lũ lụt cũng hay mắc bệnh ghẻ. Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập da.

Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.

Viêm da tiếp xúc

Một bệnh khác ngoài da thường gặp khi mưa lũ là viêm da tiếp xúc. Nước lũ thường chứa các hóa chất từ ​​các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa.

Các bệnh ngoài da thường mắc sau mưa lũ
ảnh minh họa

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay,.. với biểu hiện là các dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh.

Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.

Cách phòng ngừa

Trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc bôi phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan.

Để phòng ngừa bệnh ngoài da, mọi người cần thực hiện những điều sau.

Thứ nhất, người dân cần vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch.

Thứ hai, người dân vùng lũ cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Đồng thời mọi người nên mang các dụng cụ bảo hộ nếu bạn phải đi vùng vùng nước ngập; Không mặc áo quần ẩm ướt; Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở. Nếu tiếp xúc phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra người dân cũng nên trang bị một số dung dịch sát khuẩn như oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B... để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.

Người đã bị bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh lây lan cộng đồng. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Khi bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh đúng cách.

Tuổi trẻ Vĩnh Phúc hỗ trợ Nhân dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ Tuổi trẻ Vĩnh Phúc hỗ trợ Nhân dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc tổ chức hỗ trợ Nhân dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại 4 địa điểm bị ngập ...

Hoài Đức huy động gần 1.900 người ứng trực, khắc phục hậu quả bão lũ Hoài Đức huy động gần 1.900 người ứng trực, khắc phục hậu quả bão lũ

Trong thời gian từ 6-12/9, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã huy động khoảng 1.840 người là lực lượng công an, quân sự, dân quân... ...

Trung thu sớm của trẻ em khu tạm cư do mưa lũ ở Tây Hồ Trung thu sớm của trẻ em khu tạm cư do mưa lũ ở Tây Hồ

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho trẻ em đang sinh sống trong các khu vực ...

Hà Linh (Tổng hợp)
Phiên bản di động