Cảnh giác ngộ độc thực phẩm tấn công sau mưa bão
6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại |
Nguồn nước nhiễm bẩn
Sau mưa lũ, tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.
Nước lũ khiến rác thải trôi nổi khắp nơi, gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bệnh dịch |
Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da, các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa, các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn.
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết cũng là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, do đó dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau bão lụt, thiên tai như: Vibrio cholerae bệnh tả, Salmonella gây thương hàn, Shigella gây lỵ trực trùng, Bacillus anthracis gây bệnh than, bệnh tiêu chảy do virus (Rotavirus, Enterovirus...), viêm gan A, E...
Tiêu thụ gia cầm chết
Hiện nay, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố miền Bắc bị úng ngập nghiêm trọng. Hàng loạt gia súc, gia cầm bị chết. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), người dân tuyệt đối không sử dụng thịt gia súc, gia cầm chết làm thức ăn.
TS Từ Ngữ - Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho rằng, gia súc, gia cầm chết do mưa bão không phải dịch bệnh nhưng người dân cũng không nên giết mổ lấy thịt làm thực phẩm. Thịt động vật chết đuối thường nhanh chóng hỏng, mất hết dinh dưỡng hoặc nguy hiểm hơn là trong quá trình thối rữa, tạo độc tố gây hại sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài ra, còn dễ nhiễm các vi khuẩn như E.coli, Salmonella… nguy cơ gây ngộ độc cao.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng bão lũ không sử dụng gia súc, gia cầm chết chế biến thực phẩm. |
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, gia cầm nuôi như gà, vịt… bị ốm, chết vẫn được sử dụng vì nhiều người cảm thấy tiếc”. Hành động này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm do các loại vi khuẩn phổ biến, kể cả lây nhiễm cúm A/H5N1.
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong khuyến cáo, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm đối với vùng ngập úng, người dân tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.