Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu xuống 12%

Bộ Tài chính mới đây đã trình Chính phủ điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống 12%.
Bộ Tài chính: Xử phạt 55 tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán Bộ trưởng Bộ Tài chính:"Giá xăng dầu tăng, chúng tôi rất trăn trở" Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ 500-1.000 đồng/lít

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế MFN) mặt hàng xăng dầu, trước đề nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung của một số cơ quan.

Theo Bộ Tài chính, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tác động lớn đến nền kinh tế, sự biến động về giá cả mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả, chỉ số CPI trong nước cũng như việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2022.

Trong khi đó, diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy thị trường xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu trong nước.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu xuống 12%
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống 12%

Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước bối cảnh của dịch bệnh và xung đột chính trị trên thế giới đang diễn ra, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải có phương án điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu, tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN, đồng thời đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống 12%. Theo tính toán, mức này chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN.

Bộ Tài chính đánh giá, phương án trên mặc dù có thể không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng trong nước do hiện nay xăng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN và Hàn Quốc, nhưng sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia khu vực Trung Đông, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động.

Bên cạnh đó, mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu mới trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ các thị trường truyền thống bị thiếu hụt, đồng thời vẫn đảm bảo được dư địa đám phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Giá xăng tăng gần 700 đồng/lít sau 3 lần giảm Giá xăng tăng gần 700 đồng/lít sau 3 lần giảm
Giá xăng dầu liệu có tiếp tục tăng sốc? Giá xăng dầu liệu có tiếp tục tăng sốc?
Chính phủ xin rút đề xuất tăng thuế xăng lên kịch khung 8.000 đồng/lít Chính phủ xin rút đề xuất tăng thuế xăng lên kịch khung 8.000 đồng/lít
Hưng Khánh
Phiên bản di động