Bộ mặt đô thị sáng tươi của Thủ đô

Công cuộc chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị đã mang lại diện mạo đầy sức sống cho Hà Nội. Nhờ đó, thành phố vươn tầm xứng đáng là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Luật Thủ đô 2024 tạo “cú hích” mạnh mẽ cho xây dựng đường sắt đô thị

Nghị quyết Đại hội và Chương trình hành động của Thành ủy Hà Nội khóa 17 xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉnh trang, phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị theo hướng bền vững"; tập trung quyết liệt để triển khai khâu đột phá là "Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, mang đặc trưng của Thủ đô. Tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô".

Bộ mặt đô thị sáng tươi của Thủ đô
Khu phức hợp Lotte Tây Hồ

Cụ thể hóa nhiệm vụ trên, Hà Nội đã và đang đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển đô thị và kinh tế đô thị.

Phát triển hạ tầng giao thông - kết nối vùng Thủ đô

Với sự chỉ đạo của Thành ủy, sự phối hợp với Ban Chỉ đạo các Chương trình công tác của Thành ủy, Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU đã đôn đốc, góp phần hoàn thiện hệ thống các quy hoạch, xây dựng các cơ chế, chính sách, thể chế, nổi bật: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 Quy hoạch Thủ đô; trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô trong đó đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển, chỉnh trang, tái thiết đô thị.Cải thiện chất lượng sống đô thị.

Bộ mặt đô thị sáng tươi của Thủ đô
Vành đai 4 đoạn qua xã Vân Tảo, huyện Thường Tín. Phía xa là sông Hồng, nơi dự kiến sẽ xây dựng cầu Mễ Sở nối Hà Nội với Hưng Yên (thuộc Vành đai 4 Vùng Thủ đô). Ngoài Mễ Sở, hai cầu lớn khác trên Vành đai 4 gồm cầu Hồng Hà vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng vượt sông Đuống cũng sắp được triển khai xây dựng.

Trong thời gian qua, nhiều dự án lớn đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Đây là kết quả của nỗ lực trong việc phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Một số công trình tiêu biểu gồm: Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội; Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3; Cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; Đường Âu Cơ đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân; Cầu Vĩnh Tuy 2.

Cùng với đó, Thành phố cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đồng thời chuẩn bị đầu tư các tuyến đường quan trọng như kết nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3.

Đặc biệt, Hà Nội đang tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư cho các dự án lớn như đường sắt đô thị, các cây cầu vượt sông Hồng (Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Hồng Hà, Mễ Sở, Hoài Thượng) và các dự án xử lý rác thải, nước thải, cải thiện môi trường các dòng sông.

Cùng với việc chỉnh trang đô thị, Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Hiện nay, 100% hộ dân đô thị và 95% hộ dân khu vực nông thôn đã được cung cấp nước sạch. Tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 40,8% và dự kiến sẽ tăng lên 50% vào cuối năm 2025 khi hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đi vào vận hành.

Cải thiện chất lượng sống đô thị

Cùng với việc chỉnh trang đô thị, Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Hiện nay, 100% hộ dân đô thị và 95% hộ dân khu vực nông thôn đã được cung cấp nước sạch. Tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 40,8% và dự kiến sẽ tăng lên 50% vào cuối năm 2025 khi hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đi vào vận hành.

Bộ mặt đô thị sáng tươi của Thủ đô
Công viên Ngọc Thụy, Long Biên

Thành phố đã đầu tư xây dựng hàng loạt khu đô thị mới, khu đô thị thông minh với hệ thống trung tâm thương mại đồng bộ. Một số dự án nổi bật đã hoàn thành gồm Khu đô thị Tây Mỗ - Đại Mỗ (Nam Từ Liêm), Tháp trung tâm tài chính, cùng 5 trung tâm thương mại lớn như: Vincom Mega Mall Ocean Park (Gia Lâm), Vincom Smart City (Nam Từ Liêm), Lotte Mall (Tây Hồ), ParkCity (Hà Đông) và Diamond Plaza (Thanh Xuân).

Ngoài ra, Thành phố cũng đã hoàn thành 25 chợ mới, vượt chỉ tiêu đề ra, với 14 chợ đang thi công và 24 chợ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Với hàng loạt dự án, công trình trọng điểm khởi công trong năm nay như các cây cầu lớn vượt sông Hồng, dự án cải thiện môi trường sông Tô Lịch, chỉnh trang cải tạo không gian công cộng khu vực Hồ Gươm, chương trình sẽ từng bước xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng và Nghị quyết lần thứ 17 Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Vũ Cường
Phiên bản di động